Chăn nuôi gia cầm: Thất thường “con gà, quả trứng” - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi gia cầm: Thất thường “con gà, quả trứng”

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong khi cả nước đang chung tay “giải cứu lợn” thì nhiều bà con chăn nuôi gia cầm lại như “ngồi trên đống lửa” bởi “cơn bão” giảm giá bắt đầu tràn qua với mặt hàng trứng gia cầm và con giống. Nhấp nhổm với nỗi lo bùng phát H5N1, người dân lại tiếp tục hoang mang trước giá thịt gà tăng mạnh. Thị trường gia cầm đang đảo chiều liên tục, cùng diễn biến thất thường của giá cả “biết hôm nay, khó biết ngày mai.”…

     

    Chăn nuôi gia cầm: Thất thường “con gà, quả trứng”Chăn nuôi gia cầm diễn biến khó lường cả về giá cả và dịch bệnh

     

    Trứng gia cầm giảm sâu

     

    Tại thôn Phù Ninh, xã Thanh Vân – nơi được coi là “thủ phủ” của gà siêu trứng ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc), “cơn bão” giảm giá đang bắt đầu tấn công người chăn nuôi. Từ tháng 10 năm ngoái trở lại đây, giá trứng gà liên tục giảm, giá giao tại trang trại cho thương lái chỉ với 1.400 đồng/quả, giảm gần 800 đồng/quả so với tháng trước, tính trung bình 6.000 quả trứng/ngày, người nông dân lỗ khoảng 14 – 15 triệu đồng.

     

    Theo bà Phùng Thị Hào, tiểu thương bán trứng gia cầm tại chợ Kim Giang (Thanh Xuân) cho biết, giá trứng không những giảm mà lượng trứng tiêu thụ trong ngày cũng giảm theo. “Cách đây hơn một tháng, trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 600 – 800 quả trứng. Bây giờ, số lượng trứng gia cầm bán ra giảm chỉ còn 300 – 400 quả/ngày”, bà Hào nói.

     

    Nguyên nhân giá trứng giảm được đưa ra chủ yếu do nguồn cung đang quá dồi dào. Bên cạnh đó, vào thời điểm chớm hè, nhu cầu mua trứng gia cầm ăn luôn giảm hơn so với những mùa khác trong năm. Đáng chú ý, thời gian gần đây, giá thịt lợn giảm mạnh, người dân mua cả con lợn về giết mổ nên nhu cầu ăn trứng theo đó cũng giảm đi một phần.

     

    Trao đổi với PV, anh Nguyễn Xuân Hòa, chủ một doanh nghiệp chuyên về gà đẻ và gia cầm giống ở Thường Tín (Hà Nội) chia sẻ, tháng 4 và tháng 5 hàng năm thường là thời điểm người chăn nuôi sợ nhất bởi giá trứng sẽ giảm mạnh và khó bán. Anh Hòa lý giải, những tháng mùa hè không phải mùa cưới, ít cỗ bàn nên nhu cầu sử dụng thịt gia cầm sụt giảm mạnh. Vì thế, người chăn nuôi tự động giảm đàn vào thời điểm tháng 4 và tháng 5 để tránh cung vượt cầu. Khi người chăn nuôi giảm đàn, nhu cầu về gà giống cũng giảm theo. Thế nên, nguồn cung trứng vào các lò ấp nay được đẩy ra ngoài thịt trường bán thành trứng thương phẩm nên giá trứng gia cầm sẽ giảm mạnh.

     

    Theo những người chăn nuôi vịt, nguyên nhân giá trứng giảm sâu kéo dài trong thời gian qua là do nguồn cung vượt xa cầu, dẫn đến tình trạng dội hàng. Một trong những khó khăn mà người nuôi vịt đang gặp phải đó là thiếu định hướng về thị trường. Hầu như mọi người phải tự tính toán, tăng giảm đàn theo thời vụ, chủ yếu tập trung tăng đàn khi thấy có giá và lãi cao, rồi giảm đàn khi mất giá, thua lỗ.

     

    Ông Nguyễn Văn Toản giãi bày: Lâu nay, các ngành chức năng chỉ mới tập huấn, hướng dẫn cách phòng ngừa dịch bệnh, sản xuất hiệu quả… mà chưa hỗ trợ người chăn nuôi những thông tin về thị trường và định hướng cho bà con phát triển sản xuất. Người chăn nuôi chúng tôi mù tịt về thị trường, mạnh ai nấy đầu tư, tổng sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu cũng chẳng biết, thị trường, giá cả thì phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái nên gặp nhiều rủi ro.

     

    Còn theo ông Bùi Văn Ngọc ở TP Tuy Hòa (Phú Yên), một đầu nậu chuyên thu mua trứng vịt xuất bán cho Trung Quốc, cho hay: Thời gian qua, hầu hết sản lượng trứng trong tỉnh đều được thu gom và đưa sang Trung Quốc tiêu thụ. Nhưng từ đầu năm đến nay, Trung Quốc dừng mua, chỉ cung cấp được một vài đơn hàng nhỏ nên bị tồn ứ khiến giá trứng hạ thấp. Bên cạnh đó, lượng trứng “bẩn”, chưa qua xử lý có giá thấp hơn từ 1.000 – 2.000 đồng/chục cũng tràn lan trên thị trường nên trứng sạch phải cạnh tranh rất vất vả.

     

    Nhiều chủ trang trại dự báo, giá trứng gia cầm có thể còn giảm sâu hơn nữa trong thời gian tới vì sức mua có hạn mà nguồn cung lại quá thừa…

     

    Giá thịt gà tăng mạnh

     

    Trái ngược với giá trứng, giá heo hơi xuống mức thấp kỷ lục, giá gà công nghiệp lông trắng và gà lông màu lại liên tục tăng giá và đang ở mức khá cao.

     

    Cụ thể, giá thu mua gà lông màu tại các tỉnh phía Nam đã tăng khoảng 4.000 – 7.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng 4.2017 và tăng khoảng 15.000 – 18.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 3/2017.

     

    Tại các tỉnh Đông Nam Bộ, giá gà hiện đạt 33.000 – 34.000 đồng/kg. Còn tại các tỉnh ĐBSCL, giá gà được bán với giá 34.000 – 35.000 đồng/kg. Đồng thời, giá thu mua gà lông trắng ổn định ở mức giá khá cao là 34.000 – 35.000 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ và 33.000 – 34.000 đồng/kg tại các tỉnh ĐBSCL.

     

    Giá thu mua gà ta tại Đồng Nai hiện ổn định ở mức 60.000 – 62.000 đồng/kg; Vĩnh Long 75.000 đồng/kg; An Giang 90.000 đồng/kg (bán buôn)…

     

    Trong khi đó, chỉ mới đầu tháng 3/2017, giá gà công nghiệp lông trắng giảm sâu dưới mức giá thành là 17.000 – 19.000 đồng/kg do người nông dân tăng đàn quá nhanh và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Cùng với thông tin thịt gà nhập khẩu chỉ bán dưới 20.000 đồng/kg cũng đủ khiến giá gà trong nước “lao đao”, người chăn nuôi thua lỗ hàng tỉ đồng.

     

    Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT đã quyết định tạm ngừng nhập khẩu gia cầm, các sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt từ bang Wisconsin và Tennessee (Hoa Kỳ) kể từ 10/3/2017 với lý do đang có dịch cúm gia cầm độc lực cao H7 và cúm gia cầm độc lực thấp H5N2.

     

    Việc tạm ngưng nhập khẩu gà từ Mỹ là một nguyên nhân căn cơ khiến giá gà trong nước tăng giá. Cùng với đó, thời tiết thất thường khiến gà chậm lớn, năng suất không ổn định; một số công ty chăn nuôi lớn chuyên cung cấp lượng gà lớn cho thị trường sau thời gian lỗ nặng đã giảm đàn đã khiến giá gà tăng mạnh.

     

    Tuy nhiên, tại thị trường miền Bắc, giá thịt gia cầm lại kém khả quan hơn. Theo anh Nguyễn Văn Long, thương lái chuyên buôn gà ri và gà Dabaco ở chợ gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, giá thịt lợn hơi giảm mạnh khiến lượng tiêu thụ chậm, giảm 30 – 40% so với trước. Theo thống kê ngày 8/5/2017, giá gà ri bán tại chợ khoảng 57.000 đồng/kg, giá vịt hơi 22.000 đồng/kg, giá ngan hơi 60.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, người nuôi gà không lỗ, có điều không có công nhiều. Còn đối với giá vịt, người nuôi lỗ chắc. Anh Long còn cho biết, thời gian tới, giá các loại sản phẩm gia cầm sẽ có nhiều biến động khó lường, bà con chăn nuôi cũng không nên chủ quan.

     

    Nhấp nhổm nỗi lo bùng phát dịch cúm

     

    Theo thống kê từ Cục Thú y, tính đến 8/5/2017, cả nước có 04 ổ dịch cúm A/H5N1 xảy ra tại 5 hộ chăn nuôi trên địa bàn 4 tỉnh Đắk Lắk, Cao Bằng, Vĩnh Long, Quảng Ninh chưa qua 21 ngày.

     

    Gần đây nhất, vào ngày 3/5/2017, đàn vịt của gia đình anh Đỗ Viết Lâm, ở thôn Xuyên Nghĩa, Đức Xuyên (huyện Krông Nô) đột nhiên chết với số lượng lớn và qua kết quả xét nghiệm, xác định trên mẫu gia cầm của gia đình anh Lâm dương tính với virus cúm gia cầm H5N1.

     

    Ông Trần Quang Bảy, Chủ tịch UBND xã Đức Xuyên cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã này đã có khoảng 4.000 con gia cầm (chủ yếu là vịt) chết nghi do nhiễm cúm H5N1.

     

    Ông Doãn Gia Lộc, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Krông Nô cho biết: “Ngay trong ngày 5/5, UBND huyện đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu UBND 12 xã, thị trấn trên địa bàn triển khai các biện pháp phòng, chống và dập dịch. Đối với các xã, thị trấn lân cận “ổ dịch”, UBND huyện yêu cầu các địa phương tổ chức tuyên truyền để người dân sử dụng các loại vắc-xin để phòng bệnh cho đàn gia cầm của gia đình mình đồng thời không được bán tháo gia cầm.

     

    Theo ông Hoàng Hiếu Nghĩa, Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An: Hiện thời tiết đang diễn biến rất phức tạp, trong khi đàn gia cầm hầu hết chưa được tiêm phòng trong điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ… đang là những nguy cơ rất cao có thể làm dịch bệnh bùng phát và lây lan. Người chăn nuôi cần có ý thức tự giác trong cả tiêm phòng cũng như khai báo đầy đủ khi mua, nhập gia cầm mới cũng như ngay khi phát hiện có gia cầm ốm, chết để có thể khoanh vùng, xử lý kịp thời, tránh lây lan ra diện rộng.

     

    Trong tình hình ngành chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, người tiêu dùng cần cảnh giác trước nguy cơ dịch bệnh tuy nhiên không nên quá lo lắng ngưng sử dụng thực phẩm gia cầm sẽ làm giảm sức tiêu thụ, dẫn tới chênh lệch cán cân cung cầu. Khi đó, thị trường gia cầm vốn đã thất thường lại càng bấp bênh hơn…

     

    Tuyết Phan

    Hiện nay do nuôi lợn gặp khó nhiều người chuyển sang nuôi vịt thịt, ngan, vịt đẻ trứng. Vì vậy, thời gian tới giá vịt, ngan có thể sẽ giảm do nguồn cung nhiều. Thời điểm này không chỉ các tỉnh ĐBSCL mà một số tỉnh miền Bắc thương lái đã giảm thu mua vịt, ngan.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.