Phòng chống bệnh lở mồm long móng cho vật nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Phòng chống bệnh lở mồm long móng cho vật nuôi

    Hiện nay, cả nước có 05 ổ dịch lở mồm long móng. Theo nhận định của Cục Thú y ngày 24/12/2018, nguy cơ phát sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ dịch cũ là rất cao.

     

    Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng; theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đây là bệnh dịch xếp đầu tiên ở bảng A. Bệnh đã xảy ra trên đàn vật nuôi ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến ngày 4/3/2015 chưa qua 21 ngày. Để hạn chế dịch bệnh LMLM xảy ra trên các đàn vật nuôi, chúng ta cần nắm vững một số kiến thức sau:

     

    1. Nguyên nhân gây bệnh

     

    Bệnh LMLM do vi rút gây nên, ở Việt Nam đã phát hiện chủ yếu 3 type gây bệnh là A, O và Asia1. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu,…

     

    2. Đường truyền lây

     

    Vi rút có trong nước bọt, phân, nước tiểu, tinh dịch, sữa, dịch trong các mụn mủ của con bệnh hoặc ở trong không khí, dụng cụ môi trường…;

     

    Lây trực tiếp do nhốt chung con bệnh với con khỏe;

     

    Lây gián tiếp qua người chăm sóc, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, ở các bãi chăn thả, chất thải chăn nuôi, môi trường có mầm bệnh;

     

    Lợn sau khi khỏi bệnh vẫn bài thải vi rút trong 1-2 tháng. Trâu bò có thể thải vi rút trong 3-6 tháng, thậm chí mang vi rút hàng năm, vì vậy trâu bò có thể lây bệnh do chăn thả cùng khu vực;

     

    Bệnh lây lan mạnh, có thể từ nước này sang nước khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (thịt cấp đông, da, xương, sừng, móng, sữa, lông… ).

     

    3. Triệu chứng của bệnh

     

    – Ở trâu, bò: Thời gian nung bệnh từ 2 – 5 ngày, có thể đến 21 ngày. Trâu, bò mắc bệnh, trong 2, 3 ngày đầu sốt cao trên 400C, kém ăn hoặc bỏ ăn, miệng chảy nhiều dãi và bọt trắng như bọt xà phòng; viêm dạng mụn nước ở lợi, lưỡi, vành mũi, vành móng, kẽ móng, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra làm lở loét mồm và dễ làm long móng.

    Phòng chống bệnh lở mồm long móng cho vật nuôi

    Nốt loét trên lưỡi bò bệnh

    Nốt loét trên vú bò bị bệnh

    Nốt loét trên vú bò bị bệnh

     

    – Ở lợn: Thời gian nung bệnh 2 – 4 ngày, có thể đến 21 ngày. Lợn mắc bệnh, sốt cao liên tục 40 – 41,50C; lợn chảy dãi, xuất hiện những mụn nước ở vùng quanh móng chân, bàn chân, kẽ móng, các mụn này phát triển thành mảng lớn, vỡ ra, tạo vết loét. Lợn bị bệnh ngại vận động, hay nằm, ăn ít; lợn bị bệnh nặng, có thể di chuyển bằng đầu gối, gây sây sát ở đầu gối. Ở lợn nái, mụn có thể mọc ở núm vú, gây đau nên lợn mẹ không cho lợn con bú, mụn vỡ tạo vết loét có thể gây viêm vú. Lợn nái mang thai sẽ bị sảy thai.

    Phòng chống bệnh lở mồm long móng cho vật nuôi

    Lợn mắc bệnh có nhiều vết loét ở chân gây long móng

     

    – Dê, cừu: Thời gian nung bệnh 2 – 7 ngày. Dê, cừu mắc bệnh, sốt cao 41,50C trong 2 – 4 ngày, xuất hiện những mụn nước dày đặc xung quanh miệng, sau đó đến chân, vú; mụn nước vỡ ra làm lở loét miệng nên dê, cừu đau miệng khó ăn.

     

    – Ở thể huỷ diệt, triệu chứng xuất hiện ở đư­ờng tiêu hoá hoặc viêm phổi, gia súc chết nhanh trong vòng 12 – 20 giờ nên chưa có triệu chứng nào khác.

     

    4. Bệnh tích

     

    Bệnh tích điển hình của bệnh LMLM là các mụn nước và vết loét ở miệng, móng, vú. Ở thể huỷ diệt có những biến đổi ở cơ vân, cơ tim, có thể gây viêm gan, thận và biến đổi ở lách.

     

    5. Chẩn đoán bệnh

     

    Dựa vào các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh: gia súc sốt cao, có các mụn nước và vết loét trên miệng, chân, móng, vú…

     

    Xác định căn nguyên gây bệnh bằng ph­ương pháp ELISA kháng nguyên hoặc phư­ơng pháp PCR.

     

    6. Phòng, chống bệnh

     

    6.1. Phòng bệnh

     

    Tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, tác hại và cách phòng, chống bệnh LMLM.

     

    Thực hiện tốt vệ sinh thú y: Giữ gìn chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, định kỳ phun sát trùng. Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng LMLM; trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Người vào thăm quan, nhân viên thú y,… trước khi ra, vào khu vực chăn nuôi phải phải được vệ sinh, khử trùng và trang bị bảo hộ.

     

    Kiểm dịch nghiêm ngặt khi xuất nhập gia súc giữa các vùng. Thực hiện các quy chế phòng chống bệnh LMLM đúng theo pháp lệnh Thú y: Cách ly triệt để gia súc ốm, không chăn thả tập trung; thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển… thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực có gia súc nghi mắc bệnh, bị ốm, chết.

     

    Phòng bệnh bằng vắc xin: Đặc biệt quan tâm tiêm phòng bệnh cho gia súc ở những vùng đã từng xảy ra dịch LMLM, lựa chọn vắc xin theo dịch tễ từng vùng (theo hướng dẫn của cán bộ thú y). Tiêm phòng vắc xin LMLM cho trâu bò, lợn, dê lần 1 cho gia súc từ 2 tuần tuổi trở lên (tùy dịch tễ từng vùng mà chọn ngày tiêm cho phù hợp), sau 28 ngày tiêm nhắc lại lần 2, sau đó, cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

     

    6.2. Chống dịch

     

    Người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi quan sát đàn vật nuôi, khi thấy gia súc có hiện tượng ốm, sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt, có mụn nước ở vùng miệng, quanh móng chân hoặc chết bất thường phải tiến hành cách ly ngay những con ốm ra khu vực riêng; không được chăn thả, không bán chạy, không giết mổ, vứt xác gia súc chết và chất thải của chúng ra môi trường.

     

    Báo ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương để được hướng dẫn biện pháp xử lý thích hợp. Thực hiện tiêu hủy những con chết, những con ốm nặng không có khả năng hồi phục theo đúng quy trình kỹ thuật có sự giám sát của thú y, không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường.

     

    Thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc: Đối với hộ có dịch phun hóa chất ngày 1 lần, xã có dịch 2 ngày 1 lần, thực hiện liên tục trong suốt thời gian có dịch.

     

    Tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch, tiêm từ ngoài vào trong, người tiêm phòng phải thực hiện tốt an toàn sinh học không làm lây lan dịch.

     

    Bệnh LMLM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp chủ yếu là nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho con vật bằng cách tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng như: cho ăn thức ăn mềm dễ tiêu, bổ sung vitamin, điện giải, các thuốc trợ sức, trợ lực; vệ sinh môi trường, luôn giữ nền chuồng khô ráo, sạch sẽ.

     

    Theo quy định hiện hành, nếu gia súc bị bệnh LMLM bắt buộc phải tiêu hủy sẽ được nhà nước hỗ trợ kinh phí khoảng 70% giá trị của gia súc thương phẩm tại thời điểm xảy ra dịch.

     

    Để hạn chế dịch bệnh xảy ra, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, đề nghị các hộ chăn nuôi nắm vững và áp dụng tốt các biện pháp nêu trên.

     

    Nguyễn Thị Liên Hương

    Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.