Phun sương trong trại ấp – Phương pháp quan trọng để có sự miễn dịch thích hợp cho gà con một ngày tuổi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Phun sương trong trại ấp – Phương pháp quan trọng để có sự miễn dịch thích hợp cho gà con một ngày tuổi

    Trong những năm qua, các nhà chăn nuôi gia cầm bắt đầu thực hiện quy trình chủng ngừa cho gà con ngay tại trại ấp. Một số lý do có thể kể đến như số lượng lớn gà con một ngày tuổi sẽ được chủng ngừa; sự sẵn có của các thiết bị tự động hóa cao dành cho trại ấp; nhiều nghiên cứu chứng minh đây là thời điểm chủng ngừa bệnh tốt nhất để kịp thời kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại các mầm bệnh đầu tiên trong trại; và để có kết quả chủng ngừa đồng đều và tiêu chuẩn hơn so với khi thực hiện ở các trang trại chăn nuôi gia công.

     

    Phun sương hiểu đơn giản là phương pháp chủng ngừa vắc-xin sống (hòa tan trong nước) dưới dạng giọt sương, thông qua không khí để đến các tế bào đích ở gà (theo Jorna A.). Đây được xem là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh như ND (Newcastle Disease: bệnh Newcastle) và IB (Infectious Bronchitis: viêm phế quản truyền nhiễm) để kích thích miễn dịch cục bộ ở đường hô hấp. Hơn nữa, vi-rút NDV và IBV cũng xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Khi có sự xâm nhập, hệ thống miễn dịch cục bộ ngay lập tức được phát động, nhờ thế sẽ tạo ra hàng rào phòng thủ đầu tiên để bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó, phun sương cũng kích thích hệ thống miễn dịch dịch thể.

     

    Ngoài ra, phun sương ở trại ấp so với phun sương trong trang trại nuôi gia công có một số lợi thế như chi phí lao động thấp, ít gà bị bỏ sót, ít phản ứng phụ xuất hiện (post-vaccination reaction: PVR), dễ dàng theo dõi kích thước giọt sương và khả năng phân tán, cung cấp vắc-xin đồng đều cho từng gà con trong đợt tiêm chủng và ít bị ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.

     

    Để áp dụng phương pháp này ở trại ấp, đầu tiên nên xem xét đến những bất lợi có thể xảy ra trong trại, sau đó nên nhớ rằng: kết quả cuối cùng đạt được có tốt hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức thực hiện có đúng hay không.

     

    CÁC KIỂU MÁY PHUN SƯƠNG

     

    Về cơ bản, có hai hệ thống khác nhau được áp dụng khi phun sương ở trại ấp, đó là thủ công và tự động.

     

    • Trong hệ thống đầu tiên, các thùng chứa gà con sẽ được nhân công trong trại trực tiếp đưa vào buồng phun sương; khi đến đúng vị trí, các vòi phun sẽ được kích hoạt. Sau khi quá trình phun sương hoàn tất, nhân công sẽ lấy thùng này ra khỏi buồng.
    • Trong hệ thống tự động, máy phun sương được gắn trên băng chuyền và các vòi phun sẽ được kích hoạt khi các thùng chứa gà con đi qua.

     

    Hiện nay, máy phun sương một buồng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Còn hệ thống phun sương tự động chỉ thích hợp trong các trại ấp lớn với mức độ tự động hóa cao hay được sử dụng ở những nơi có chi phí lao động cao.

     

    CHỦNG NGỪA BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN SƯƠNG

     

    Dù trại ấp sử dụng hệ thống nào thì các khuyến cáo khi sử dụng các máy này cũng khá giống nhau. Máy phun được điều chỉnh để hoạt động dưới một áp lực không khí cố định và được cấu tạo bằng các bộ phận cần thiết để bảo đảm chất lượng không khí được nén trong máy sạch và chứa lượng nước ít nhất có thể.

     

    Trước khi chủng ngừa, điều quan trọng là nên đánh giá được dung lượng mỗi đợt phun và sự phân bố của giọt sương bên trong thùng chứa gà đưa vào. Dung lượng phun có thể được ước lượng bằng cách sử dụng bình đo trước khi tiến hành phun sương hay bằng cách so sánh số lần tiến hành phun sương với số liều vắc-xin đã chuẩn bị. Dung lượng khuyến cáo là khoảng 15 ml mỗi lần.

     

    Phân bố đồng nhất của giọt sương bên trong thùng chứa gà rất quan trọng để có được kết quả phòng hộ thích hợp cho những con được chủng ngừa và để đánh giá mức độ phân bố này, trại ấp có thể thực hiện bằng một trong những cách sau đây:

     

    • Nếu sử dụng hộp các-tông thì chỉ cần phun sương vào một hộp trống trước khi tiến hành chủng ngừa thật sự, sau đó ước lượng mức độ phân bố giọt sương ở đáy thùng. Nếu sử dụng thùng nhựa, thì sử dụng giấy thấm lót ở phía dưới thùng để kiểm tra sự phân bố này.
    • Pha thêm chất nhuộm màu vào dung dịch vắc-xin để đánh giá phạm vi bao phủ của giọt sương trên đầu và thân của gà con một ngày tuổi. Ít nhất phải có 80-90% gà sau đợt phun dính màu nhuộm.
    • Một cách khác là sử dụng “giấy nhạy cảm với nước” để xem xét mức độ phân bố, cũng như là mức độ đồng nhất của kích cỡ giọt sương.

     

    Một bước khác cũng quan trọng không kém chính là chuẩn bị vắc-xin sẽ sử dụng. Chỉ dùng nước cất sạch hay nước khử ion để pha loãng vắc-xin. Phải chắc chắn nước không được chứa dư lượng Clo, chất khử trùng hay kim loại. Một lưu ý khác là cũng không được rửa bộ phận sẽ tiếp xúc với vắc-xin của máy phun sương bằng chất khử trùng vì có thể sẽ gây thiệt hại hay thậm chí phá hủy kết quả của việc chủng ngừa.

     

    Phun sương nên được thực hiện bởi nhân viên đã qua đào tạo. Máy phun sương một buồng: mỗi giờ sử dụng chỉ nên chủng ngừa 30.000 – 36.000 gà con một ngày tuổi. Nếu vượt quá giới hạn này có thể xuất hiện các vấn đề về chất lượng quy trình thực hiện.

     

    KÍCH CỠ GIỌT SƯƠNG VÀ LOẠI VẮC-XIN SỬ DỤNG

     

    Kích cỡ giọt sương là một vấn đề cực kì quan trọng nên thường được chú ý trong quy trình phun sương. Máy phun sương một buồng thường sử dụng vòi phun thô với kích cỡ giọt khoảng 150 μm. Kích thước này thay đổi tùy theo loại vòi phun và áp lực trong hệ thống máy (như Bảng 1).

     

    Bảng 1 Kích cỡ giọt sương (μm) theo từng loại vòi phun và áp lực không khí

    Các khuyến cáo này dành cho máy Desvac Hatch Spray bốn vòi phun với dung lượng mỗi lần phun là 15 ml. Nếu sử dụng máy của hãng khác, nên kiểm tra lại tiêu chuẩn kích cỡ giọt sương theo từng loại vòi phun và áp lực không khí.

     

    Như đã nói ở trên, phun sương được xem là phương pháp chủng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ gà con chống lại phần lớn các bệnh trên đường hô hấp. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, phản ứng phụ (PVR) có thể thấy sau khi tiến hành chủng ngừa. Hai tình huống đặc biệt quan trọng và nên được quan tâm khi áp dụng phương pháp phun sương, đó là: sử dụng chủng vi-rút ICPI cao (Intracerebral Pathogenic Index: chỉ số độc lực cho não) của vắc-xin chống lại ND như dòng LaSota, và đàn bị nhiễm với Mycoplasma gallisepticum.

     

    Sử dụng các chủng vi-rút hướng hô hấp có ICPI cao có khả năng dẫn đến các phản ứng không thể ngờ đến cho đàn gia cầm nuôi gia công tiêu chuẩn. Vì thế, khi phun sương trong trại ấp, chỉ nên sử dụng các chủng vi-rút hướng ruột không độc lực để phòng ngừa bệnh ND nhằm có được sự bảo vệ đầy đủ và an toàn (ngay cả khi được sử dụng cho đàn bị nhiễm với M. gallisepticum).

     

    BẢO TRÌ MÁY PHUN SƯƠNG

     

    Phun sương phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hoạt động tốt của máy phun. Vì thế, để bảo đảm kết quả tốt sau khi chủng ngừa, buồng phun và máy nén không khí nên được bảo trì thường xuyên.

     

    Một số bộ phận cần được bảo trì, một số khác cần được thay thế định kì, như vòng O, lò xo và các ống; do đó trong trại nên dự trữ các bộ phận này. Hơn nữa, nên thực hiện đúng các khuyến cáo của nhà sản xuất để bảo đảm sự vận hành tốt của thiết bị.

     

    KẾT LUẬN

     

    Sự thành công của chủng ngừa phụ thuộc chủ yếu vào vắc-xin và phương pháp sử dụng. Đối với phun sương trong trại ấp, thành công phụ thuộc trực tiếp vào vắc-xin và thiết bị sử dụng. Vì những lý do này, chỉ nên sử dụng các vắc-xin chất lượng cao với dòng vi-rút thích hợp cho gà con một ngày tuổi và hệ thống phun cung cấp giọt sương kích cỡ đồng đều và phân bố đều khắp thùng chứa gà. Ngoài ra, khuyến cáo của nhà sản xuất liên quan đến lắp đặt, sử dụng và bảo trì dự phòng cũng nên được thực hiện nghiêm túc.

     

    Cuối cùng nên theo dõi chặt chẽ quy trình chủng ngừa để xác định chính xác bất kì nguy cơ nào có khả năng xảy ra, phát hiện chúng sớm nhất có thể và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của việc chủng ngừa: chính là có được các gà con một ngày tuổi có khả năng miễn dịch trước các bệnh trên đường hô hấp.

     

    Nguồn: CEVA. VN

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.