Phương pháp khử độc tố nấm mốc - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Phương pháp khử độc tố nấm mốc

    Việc kiểm soát độc tố nấm mốc trong chăn nuôi gia cầm hiện nay đang là vấn đề rất được quan tâm. Do mức độ nguy hiểm cũng như những thiệt hại to lớn do chúng mang đến.

     

    Trong thực tế các biện pháp phòng chống độc tố nấm mốc trong quá trình chăn nuôi gia cầm cần phải thực hiện từ khâu thu hoạch và bảo quản các nguyên liệu đầu vào. Sau khi nguyên liệu được đưa vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cần chú y tới các phương pháp khử độc tố trong thức ăn.

    Nấm mốc trên thức ăn chăn nuôi

     

    Quy trình khử độc tố nấm mốc cần chú ý:

     

    – Vô hiệu hóa, phá hủy hoặc loại bỏ độc tố.


    – Không để độc tố tồn tại trong thức ăn, các chất chuyển hóa từ độc tố, các sản phẩm phụ trong quá trình chuyển hóa độc tố cũng cần phải loại bỏ ra khỏi thức ăn.


    – Cần giữ lại nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trong thức ăn.


    – Quá trình khử độc tố cần được làm phù hợp trong quá trình sản xuất thức ăn.


    – Cần tiêu diệt cả những bào tử nấm.

     

    Quá trình này cần thiết lập sao cho dễ thực hiện, giảm chi phí và không ảnh hưởng tới môi trường. Việc khử độc tố nấm mốc ra khỏi thức ăn được làm theo các phương pháp sau.

     

    Phương pháp vật lý

     

    Có 4 phương pháp vật lý chính

    – Làm sạch.
    – Phân loại cơ học.
    – Loại bỏ những phần không đủ điều kiện sử dụng.
    – sử dụng phương pháp khử độc tố bằng nhiệt.

     

    Phương pháp làm sạch

     

    Trong quá trình xử lý nguyên liệu trước khi đưa vào sử dụng cần loại bỏ bụi, vỏ, tóc và hạt không đạt yêu cầu. Đối với một số loại hạt cần thiết phải rửa sạch trước khi phơi khô.

     

    Phân loại cơ học

     

    Quá trình này loại bỏ các hạt nhiễm độc tố Mycotocxin. Giai đoạn này rất quan trọng vì rất có thể việc loại bỏ không hết sẽ đến việc độc tố đi vào thức ăn. Tuy nhiên việc làm này cũng cần tính toán sao cho phù hợp tránh chi phí quá lớn.

     

    Rửa bằng nước hoặc bằng dung dịch Na2CO3 cũng làm giảm nồng độ Mycotocxin trong hạt ngũ cốc.

     

    Có thể cho hạt vào nước và loại bỏ những hạt nổi. Phương pháp này cũng có thể loại bỏ Mycotocxin nhưng cần chú ý rằng, có một số hạt nổi nhưng không chứa mycotocxin

     

    Sử dụng nhiệt

     

    Độc tố nấm có khả năng chịu nhiệt rất tốt nên xử lý bằng nhiệt không thể loại bỏ chúng mà vẫn giữ đươc chất dinh dưỡng trong ngũ cốc. Tuy nhiên việc xử lý nhiệt lại rất tốt trong việc loại bỏ những bào tử nấm.

     

    Các phương pháp vật lý khác như chiếu xạ, siêu âm hoặc chiết xuất dung môi

     

    Chú ý: Hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp vật lý còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm và loại độc tố có trong hạt ngũ cốc. Ngoài ra các kết quả thu được bằng các phương pháp vật lý thường không cao, cùng với đó chi phí cho việc xử lý bằng phương pháp này rất tốn kém. Vì vậy, các ứng dụng thực tế của các phương pháp trên thường rất hạn chế.

     

    Phương pháp hóa học

     

    Sử dụng hóa chất trong việc xử lý độc tố nấm mốc phụ thuộc vào các tính chất oxy hóa của các loại độc tố nấm khác nhau, các thí nghiệm đã được thực hiện để kiểm tra khả năng khử độc của các chất hóa học, tuy nhiên việc sử dụng các chất này cần chú ý đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn và mức độ ngon miệng có bị ảnh hưởng hay không. Trong độc tố nấm mốc tồn tại trong ngũ cốc thường không chỉ có một loại vậy nên khi sử dụng hóa chất cần có sự kết hợp tỉ lệ sao cho phù hợp nhất.

     

    Phương pháp này thường ít được sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp do có nhiều tác dụng phụ không tốt cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng.

     

    Phương pháp sinh học

     

    Có 3 phương pháp chính

     

    – Phương pháp hấp thụ.
    – Phương pháp chuyển dạng sinh học.
    – Phương pháp hấp thụ

     

    Sử dụng các chất liệu hấp phụ là một phương pháp rất phổ biến đang được sử dụng phổ biện trong sản xuất thức ăn chăn nuôi để kiểm soát độc tố nấm mốc đặc biệt là kiểm soát afatocxin. Các hợp chất này được bổ sung vào thức ăn để kết hợp với độc tố và làm cho chúng không gây ảnh hưởng lên niêm mạc ruột trong quá trình tiêu hóa thức ăn, Quá trình hấp phụ này cần được chú ý sao cho hợp chất sinh ra không ảnh hưởng tới vật nuôi. Trong thực tế có rất nhiều độc tố được hấp phụ hiệu quả mà không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu cũng như sức khỏe của vật nuôi.

     

    Một số chất hấp phụ đã được nghiên cứu cho kết quả tích cực như:

     

    + Bentonites
    + Zeolit
    + Diatomaceus
    + Than hoạt tính
    + Các loai sợi có nguồn gốc thực vật.

     

    Các chất hấp phụ trên có lực liên kết với độc tố nấm mốc tương đối yếu. Các thông số quan trọng để đánh giá chất hấp phụ kết dính với độc tố nấm mốc là:

     

    – Chemisorption (hấp phụ hóa học) chỉ số độ mạnh liên kết hóa học.
    – Khả năng hấp phụ (chất độc (g)/chất hấp phụ (kg)).
    – Ái lực với những độc tố có mức độ nguy hiểm cao.
    – Không có hoặc hấp phụ rất thấp đối với các chất dinh dưỡng.
    – Không giải phóng chất các chất đã được hấp phụ.
    – Chất hấp phụ phải không gây độc cho vật nuôi (chất hấp phụ là kim loại nặng, dioxine . . .)
    – Tỷ lệ ảnh hưởng tới hấp thu dinh dưỡng của gia cầm thấp.
    – Phân tán nhanh và đồng đều trong thức ăn trong quá trình trộn.
    – Chịu được nhiệt trong quá trình ép viên.
    – Độ ổn định trong một khoảng pH rộng

     

    Đã có một loạt các nghiên cứu đưa ra cho thấy than hoạt tính có thể hấp phụ rất tốt độc tố nấm mốc nhưng không thể sử dụng trong thức ăn chăn nuôi do nó có thể hấp phụ cả các chất dinh dưỡng.

     

    Bentonites là đất sét hình thành trong quá trình phân hủy của tro núi lửa, một số nghiên cứu cho thấy Bentonites có khả năng hấp phụ tốt với aflatoxin B1.

     

    Phương pháp sử dụng vi sinh vật làm thay đổi cấu trúc hóa học

     

    Giải độc tố nấm mốc bằng các enzyme hay sử dụng các vi sinh vật đã được nghiên cứu để độc tố bị hạn chế vào đường tiêu hóa trước khi quá trình hấp thu dưỡng chất trong ruột hình thành. Phương pháp này cho thấy hiệu quả trong việc hạn chế tác động của độc tố nấm mốc và rất thân thiện với môi trường.

     

    Trong trường hợp đối với độc tố Trichothece có nghiên cứu cho thấy độc tố không thể gây độc lên cơ thể gia súc nhai lại do trong dạ cỏ có 1 loại vi sinh vật đã ức chế và làm thay đổ đặc tính hóa học của độc tố này.

     

    Bảng một số vi sinh vật có thể thay đổi câu trúc vi sinh vật
    Aspergillus flavus   
     Gliocladium roseum NRRL 1859 Zearalenone  
     Rhodococcus erythropolis 
     Norcardia globulera  Patulin
    Saccharomyces cerevisiae
    Paecilomyces sp
    Phenylobaterium Ochtratoxin
    Acinetobacter calcoaceticus
    Trichosporon mycotoxinivorans (MTV)
    Exophiala pinifera Fumonisins
    Rhinocladiella atrovirens
    Vi khuẩn ATCC 55.552
    Agrobacterium sp. Deoxynivalenol
    Eubacterium sp.
    Butyrvibrio fibrisolvens  Độc tố T-2 
    Selenomonas ruminantium
    Anaerovibrio lipolytica
    Sp Curtobacterium.
    Trichosporon mycotoxinivorans (MTV) Zearalenone
     

    VietDVM team

    Nguồn: www.vietdvm.com

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.