Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHP - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHP

    Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân cần những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, sản phẩm sạch. Trong đó, sữa bò sạch và an toàn phải đảm bảo không có dư lượng thuốc kháng sinh; không mang các mầm bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Muốn vậy, người chăn nuôi bò sữa cần phải thực hiện quy trình chăn nuôi theo VIETGAHP.

    Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHPẢnh minh họa

     

    1. Chuồng trại

     

    1.1 Lựa chọn địa điểm: Để đảm bảo an toàn thì địa điểm chăn nuôi bò sữa phải đáp ứng những yêu cầu:

     

    – Phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. 

     

    – Cách xa đường giao thông, khu dân cư, công nghiệp, công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác, xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định hiện hành.

     

    – Ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi. 

     

    1.2 Bố trí mặt bằng: Phải đảm bảo diện tích về quy mô chăn nuôi, các khu phụ trợ khác (xử lý môi trường,….). 

     

    1.3 Bố trí khu chăn nuôi

     

    – Khu nuôi bò khai thác sữa, khu vắt sữa, bò cạn sữa, bò đực, bò và bê theo mẹ ở đầu hướng gió; Khu nuôi cách ly và khu xử lý chất thải ở cuối hướng gió.

     

    – Nên bố trí hố sát trùng ở cổng ra vào của các khu chuồng trại và đầu mỗi dãy chuồng. Người và phương tiện vận chuyển trước khi vào trại đều phải đi qua các hố khử trùng.

     

    – Khu vực xuất bán sữa và bò ở vành đai của trại, có lối đi riêng để xe chuyên chở sữa và bò không gây ô nhiễm.

     

    – Đường vận chuyển thức ăn trong trại không trùng với đường vận chuyển phân.

     

    – Trong trại cần trồng cây xanh để tăng cường khả năng chống nóng, góp phần cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi.

     

    – Khu nuôi cách ly bò sữa ốm phải bố trí cách biệt, có hàng rào ngăn cách.

     

    – Rãnh thoát nước thải, bể lắng, hố ủ phân và khu vực xử lý nước thải ở cuối trại, cuối hướng gió, phía ngoài hàng rào, cách xa khu chăn nuôi.

     

    1.4 Bố trí khu hành chính: Nên bố trí văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh và nhà ở cho cán bộ nhân viên (nếu có) và phải xây dựng bên ngoài hàng rào khu chăn nuôi.  

     

    1.5 Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi: Kho chứa thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng, dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa được bố trí riêng biệt với khu chuồng trại chăn nuôi và khu hành chính. 

     

    2. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi phải chú ý các vấn đề:

     

    2.1 Thiết kế chuồng trại

     

    – Hướng chuồng: tốt nhất là Đông Nam hoặc Đông Bắc 

     

    – Kiểu chuồng: 1 dãy hoặc 2 dãy tùy số lượng bò

     

    – Nền chuồng: cao 40 – 50cm so với mặt đất, không trơn láng, độ dốc 2 – 3% về phía rãnh thoát nước.

     

    – Mái chuồng: 1 mái hoặc 2 mái; bằng ngói, tole, fibro-xi măng, lá, cao bằng hoặc hơn 3m.

     

    – Phía sau chuồng có rãnh dẫn nước thải ra khu xử lý nước thải, có hố chứa nước thải và phân ở xa chuồng tối thiểu 20m.

     

    – Khoảng cách giữa các khu chuồng, dãy chuồng hợp lý. 

     

    – Diện tích chuồng nuôi cho mỗi bò sữa: 4 – 6 m2

     

    – Cần có sân vận động cho bò nhất là bò cái vắt sữa. 

     

    2.2 Hệ thống vệ sinh sát trùng: Thiết kế hợp lý để giảm thiểu sự lây lan của mầm bệnh.

     

    2.3 Kho chứa

     

    – Kho chứa thức ăn, nguyên liệu phải thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước mưa. Phải có  bệ kê để thức ăn và nguyên liệu không tiếp xúc xuống sàn nhà. 

     

    – Kho chứa thuốc thú y, sát trùng phải thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước mưa. Có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vaccin, kháng sinh. Phải ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc, tránh tình trạng có lô thuốc quá hạn sử dụng.

     

    – Các loại hóa chất như dầu máy, thuốc diệt chuột, sát trùng… không được để lẫn trong kho chứa thức ăn.

     

    – Kho chứa vật dụng khác: dụng cụ chưa được sử dụng cần bảo quản trong kho sạch sẽ.

     

    2.4 Thiết bị chăn nuôi 

     

    – Máng ăn, uống phải bằng xi măng, nhựa trơ không độc, kim loại hay hợp kim, không chứa chì, arsen.

     

    – Silo chứa thức ăn bằng nhựa trơ không độc, kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không chứa chì, arsen.

     

    – Dụng cụ hốt phân bằng kim loại hoặc nhựa. Thùng chứa phân phải bằng nhựa, kim loại hay hợp kim, có nắp đậy và không bị rò rỉ. Dụng cụ được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định.

     

    – Trang bị bảo hộ lao động riêng biệt cho công nhân trại và khách tham quan. Bảo hộ lao động được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định.

     

    – Đèn chiếu sáng hay sưởi ấm phải có mũ chụp, quạt làm thông thoáng đặt ở hướng gió thổi từ nơi sạch đến nơi bẩn, sàn lót cho bò con, bò mang thai bằng nhựa hay xi măng, bề mặt không quá trơn, gồ ghề.

     

    Ths. Nguyễn Thị Liễu Kiều

    Nguồn: Khuyến nông TPHCM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.