Quản lý thân nhiệt cho heo con vào mùa đông - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Quản lý thân nhiệt cho heo con vào mùa đông

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Heo thuộc nhóm động vật đẳng nhiệt nhưng chúng lại khá nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là các giống heo hướng thịt được nuôi nhốt trong điều kiện công nghiệp. Mặc dù heo phải đối mặt với nhiều yếu tố gây stress trong suốt chu kỳ sản xuất, nhưng một trong những yếu tố thường gặp nhất và khó kiểm soát nhất là stress nhiệt (dao động của nhiệt độ môi trường vượt quá sức chịu đựng của heo). Trong bài viết này stress do lạnh (hypothermia: hạ thân nhiệt/mất nhiệt/cảm lạnh) sẽ được thảo luận.

     

    Cảm lạnh và bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến 13-15% tử vong ở heo con theo mẹ và heo con cai sữa (Carroll cs., 2001). Cảm lạnh có thể làm giảm sức sống, chậm tăng trưởng và tăng tử vong ở heo con do lớp mỡ dưới da của chúng khá mỏng và lông thưa nên không thể bảo tồn được nhiệt của cơ thể (Becker & cs., 1997) hoặc giảm năng suất sinh trưởng và sinh sản ở heo lớn.

     

    Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ phù hợp nhất đối với heo con sơ sinh là 30-34°C và thay đổi từ 25-30°C vào thời điểm cai sữa (3-4 tuần tuổi). Hay nói chính xác hơn là nhiệt độ 34,6°C phải được duy trì ít nhất 2 tiếng đối với heo con sau khi sinh, và điều này trở thành tiêu chuẩn công nghiệp, nó không chỉ cải thiện năng suất mà còn cần thiết cho chức năng của hệ miễn dịch cũng như sự sống còn của heo con.

    Nhiệt độ thích hợp, heo con nằm thoải mái trong lồng úm

     

    NGUYÊN NHÂN

     

    • Cảm lạnh thường xảy ra khi heo gặp nhiệt độ môi trường thấp và không thể duy trì thân nhiệt ở mức 38,5-39°C. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với heo con từ 0 đến 7 ngày tuổi; tuy nhiên cũng có thể xảy ra trên heo ở mọi lứa tuổi, thậm chí có thể làm chết heo trưởng thành.

     

    • Nhiệt độ môi trường phù hợp nhất đối với đối với heo con là 34°C, có thể cao hơn đối với heo sơ sinh đơn lẻ, hoặc thấp hơn (25-30°C) đối với heo được nuôi theo bầy, có khuynh hướng nằm tụm lại để duy trì thân nhiệt.

     

    • Heo con không có mỡ nâu (được động vật có vú sử dụng để sản sinh nhiệt nhanh) nên không thể sử dụng mỡ dự trữ để sinh nhiệt trong điều kiện lạnh. Do đó, heo con cần được bổ sung glucose để duy trì hàm lượng đường trong máu và ổn định nhiệt độ cơ thể khi thiếu/không đủ nguồn sữa mẹ.

     

    • Heo sẽ sử dụng glycogen dự trữ trong gan để chuyển hóa thành năng lượng nếu gặp bất kỳ sự thiếu hụt/gián đoạn lượng ăn vào hoặc khi cơ thể cần mức năng lượng cao (thường gặp ở heo con nhẹ cân hoặc nhiệt độ môi trường rất thấp và ẩm ướt). Khi nguồn glycogen cạn kiệt thì thân nhiệt và lượng đường trong máu của heo con bắt đầu giảm.

     

    •  Ở heo con từ ≥7 ngày tuổi, quá trình tân tạo đường (gluconeogenesis: sự hình thành glucose từ pyruvate, lactate, glycerol, glycerate 3-phosphate và amino axit) có thể duy trì được hàm lượng glucose trong máu và ngăn chặn sự mất nhiệt của cơ thể.

     

    •  Heo già, thậm chí heo trưởng thành cần nhiều thức ăn hơn để duy trì sản sinh nhiệt và tình trạng cơ thể.

    TRIỆU CHỨNG

     

    •  Khi nhiệt độ thấp, heo con tụ tập dưới đèn úm hoặc nằm xung quanh/trên bụng mẹ, các con lớn hơn thường nằm tụm lại với nhau. Những con heo lớn tuổi đơn lẻ cố gắng vùi mình trong chất độn chuồng (nếu có).

     

    • Triệu chứng khi heo con bị hạ thân nhiệt là lông dựng đứng, run rẩy và xuất hiện các triệu chứng như dáng đi loạng choạng, không chắc chắn, chống đỡ bằng cách đặt mũi xuống đất và dang rộng hai chân sau.

     

    •  Những con bị ảnh hưởng nặng hơn sẽ nằm úp bụng, sau đó ngã lăn và xuất hiện các cơn co giật kèm theo, tim đập chậm (80 nhịp/phút), nhiệt độ trực tràng giảm (có khi xuống đến 35°C), run rẩy và đờ đẫn.

     

    • Heo con thường chết trong khoảng thời gian 24-36 giờ sau khi bắt đầu có các triệu chứng lâm sàng.

     

    •  Cảm lạnh ít xảy ra ở heo trưởng thành và ít gây chết hơn, nhưng trong mọi trường hợp đều tăng cảm giác thèm ăn nhưng chậm lớn, tăng FCR, lông thô, dựng đứng, thể trạng kém, còi cọc và độ dày mỡ thấp.

     

    • Heo con chậm lớn sẽ tiếp tục trưởng thành về mặt sinh lý, nhưng không phát triển tối đa cơ bắp trước khi trưởng thành chuyển sang giai đoạn tích lũy mỡ.

     

    •  Nhiệt độ quá lạnh có thể làm cho heo nái và heo nái hậu bị không/chậm động dục, thể trạng suy giảm dẫn đến số con sơ sinh trên ổ thấp, tai và tứ chi xanh tái. Heo có thể chết vì mất nhiệt nếu vẫn duy trì khẩu phần ăn chứa nhiều thức ăn thô xơ/thấp năng lượng vì không đủ bảo vệ heo khỏi cái lạnh đột ngột.

    BỆNH TÍCH

     

    •  Heo chết do cảm lạnh thường có thể trạng kém, còi cọc, xù lông.

     

    •  Tứ chi có thể đổi màu xanh tái.

     

    •  Heo con chết thường có dạ dày rỗng.

     

    •  Hàm lượng glucose huyết tương và glycogen trong gan thấp (tương tự như hạ đường huyết).

     

    PHÒNG & TRỊ

     

    •  Chuồng trại và thiết kế chuồng trại là quan trọng, đảm bảo ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, luôn đảm bảo thông thoáng tốt cho heo trong hệ thống chuồng kín.

     

    • Giảm gió lùa và cung cấp/làm khô chất độn chuồng (nếu có), tăng sưởi ấm (đèn sưởi, lắp thêm sàn gỗ hoặc tấm đệm nhiệt).

     

    •  Phương pháp điều trị hạ đường huyết cũng có thể hữu ích đối với heo con sơ sinh bị cảm lạnh.

     

    • Tiêm vào xoang bụng (bên trong phúc mạc) 15 ml dung dịch glucose 5% mỗi 4-6 giờ hoặc cho uống glucose bằng ống thông dạ dày; bổ sung chế phẩm CL-Oresol (100g/50kg thức ăn hay 100g/80 lít nước uống); duy trì nhiệt độ chuồng 30-35°C.

     

    • Nếu heo nái không cho con bú, thì tiến hành ghép heo con với các bầy khác hoặc dùng nguồn sữa khác thay thế.

     

    • Heo con mồ côi hoặc thừa vú có thể ghép bầy hoặc nuôi thành từng nhóm nhỏ trong lồng úm.

     

    •  Trong mọi trường hợp, nhiệt độ môi trường cần được nâng lên ở mức phù hợp với lứa tuổi của heo.

     

    •  Heo cai sữa nên được cho ăn nhiều thức ăn hơn hoặc tăng mức năng lượng khẩu phần cho đến khi khắc phục được các triệu chứng cảm lạnh.

     

    •  Heo con sơ sinh 1-2 ngày đầu thường dò dẫm đường đi tìm vú mẹ và ô úm. Vì vậy cần phải quan sát và hỗ trợ heo con bằng cách tăng cường đèn sưởi bên ngoài ô úm và hỗ trợ heo con vào ô úm khi cần thiết. Một số heo con có thể ngủ quên trên bụng mẹ/trên sàn sau khi bú nên cũng cần được trợ giúp từ con người.

     

    •  Giữ ấm đối với những con heo được vận chuyển đường xa và cho heo uống glucose 2-3 ngày ngay sau khi về chuồng mới.

     

    PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa1, TS. Nguyễn Tuyết Giang2, TS. Trần Ngọc Hoan1

    1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

    2Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

    Carroll JA, Matteri RL, Dyer CJ, Beausang LA, Zannelli ME (2001). Impact of environmental temperature on response of neonatal pigs to an endotoxin challenge.

     

    Am J Vet Res 62:561-566.  Becker BA, Klir JJ, Matteri RL, Spiers DE, Ellersiek M, Misfeldt ML (1997). Endocrine and thermoregulatory responses to acute thermal exposures in 6-month-old pigs reared in different neonatal environments. J Therm Biol 22:87-93.

     

    https://www.pigprogress.net/Health/ Health-Tool/diseases/Hypothermia

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.