Quyết theo đuổi nông nghiệp hữu cơ
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Quyết theo đuổi nông nghiệp hữu cơ

    Năm 2017, trang trại Đặng Gia lỗ 5 tỷ đồng, dù đã giảm 1/2 tổng đàn lợn. Thế nhưng, Đặng Gia vẫn quả quyết ổn định đàn bởi ông chủ tin tưởng, nông nghiệp hữu cơ sớm muộn sẽ giúp trang trại lật ngược thế cờ.

     

    Ông Đặng Anh Tuấn, chủ trang trại Đặng Gia, xóm 7, xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) phấn khởi: “Giá lợn hơi nhích lên 35 nghìn đồng/kg rồi chú ơi! Ở đâu không biết chứ lợn chăn nuôi hữu cơ trang trại tôi không đủ cung ứng ra thị trường dù cao hơn lợn nuôi công nghiệp thông thường 4 – 5 giá”.

    Quyết theo đuổi nông nghiệp hữu cơ

    Những chú lợn phẩm cấp ông bà nhập từ Thái Lan

     

    Ông Tuấn bắt đầu xây dựng trại nuôi lợn từ năm 2003, mỗi năm xuất chuồng trên 400 tấn lợn hơi, doanh thu trên 15 tỷ đồng, lãi ròng 2 tỷ đồng. Nhờ nuôi lợn, ông xây được nhà to, cửa rộng, mua xế hộp và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần một chục lao động với mức thu nhập 4 – 5 triệu đồng/người/tháng.

     

    Nhưng đó là câu chuyện của năm 2014 trở về trước. Bởi giờ đây, ông đang chịu lỗ mỗi năm 4 – 5 tỷ đồng.

     

    “Vậy sao ông không ngừng hẳn hoặc giảm tối đa tổng đàn để tránh tán gia bại sản, ít ra cũng giảm thua lỗ?”, chúng tôi hỏi.

     

    “Năm 2014, trước dự tính chăn nuôi lợn sẽ gặp khó, giá lợn hơi lao dốc, tôi đã đi tham quan các trại chăn nuôi lớn của Thái Lan. Ở đó, giá lợn hơi cũng tương đương Việt Nam thời điểm này, người chăn nuôi vẫn có lãi. Nhưng so sánh làm sao với Thái Lan khi công nghệ chăn nuôi của họ vượt xa mình? Trở về, tôi quyết tìm hướng đi cho riêng mình. Từ năm 2015, tôi chuyển hẳn sang chăn nuôi và trồng cây ăn quả hữu cơ. Chưa có lãi nhưng tôi tin chắc, chẳng bao lâu nữa, nông nghiệp hữu cơ sẽ đứng vững”, ông Tuấn trải lòng.

    Quyết theo đuổi nông nghiệp hữu cơ

    Lò giết mổ trang trại Đặng Gia được đầu tư hiện đại

     

    Ở Nghệ An, ông Tuấn là người có tiếng “chịu chơi” khi nhập khẩu giống lợn phẩm cấp ông bà từ Thái Lan về tự nhân giống. Ông cho dòng Yoocshire lai với Landrace và “cấy” vào 10% gen Duroc nhằm cân đối tỷ lệ mỡ – nạc, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

     

    Hiện trên địa bàn xã Xuân Sơn, ông Tuấn đã liên kết với 20 trang trại cùng chăn nuôi lợn hữu cơ, tiến tới tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại này. Giá bán của gian hàng dự tính sẽ nhỉnh hơn so với cùng mặt hàng được bày bán tại các chợ truyền thống.
    Theo quy trình nuôi lợn hữu cơ của ông Tuấn, lợn được tiên đầy đủ vắc xin, sử dụng men tiêu hóa của Đức định kỳ, không sử dụng kháng sinh và cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn hữu cơ nhập khẩu từ Đan Mạch với tiêu chuẩn ISO châu Âu. Tỷ lệ nạc vẫn đảm bảo, thịt thơm ngon hơn hẳn, trọng lượng lợn hơi xuất chuồng tăng 10%, giá bán cao, thị trường rộng nhưng thời gian nuôi kéo dài gấp 1,5 lần so với chăn nuôi lợn công nghiệp thông thường.

     

    Năm 2017, với sự hỗ trợ của dự án Jica (Nhật Bản), ông Tuấn xây dựng lò mổ ngay trong trang trại của mình. Lò mổ có công suất giết mổ 30 con lợn/ngày đêm bằng phương pháp mổ treo, có hệ thống ổn định tâm lý, “ru ngủ” lợn trước khi “hành quyết”. Lợn sau khi được làm sạch, phân loại, định hình sẽ được hút chân không, đóng túi đưa ra thị trường.

    Quyết theo đuổi nông nghiệp hữu cơ

    Sử dụng máy hút chân không trước khi cấp đông sản phẩm

     

    “Khi có giấy chứng nhận ATTP tôi sẽ triển khai ngay việc giết mổ tại lò mổ. Ngoài việc được hợp đồng đưa sản phẩm vào các siêu thị trong tỉnh tôi sẽ giới thiệu, bày bán tại gian hàng với thương hiệu Đặng Gia. Khi đó tôi sẽ tăng giá bán bình quân 500 nghìn đồng/con lợn so với xuất sỉ. Và như thế, kế hoạch tự cân đối, hòa vốn từ con lợn sẽ sớm thành hiện thực vào năm 2018. Lúc đó, giá lợn hơi có thấp như thời điểm hiện nay thì Đặng Gia sẽ không lỗ. Lợi nhuận lúc lợn rớt giá sẽ nhìn vào những vườn cây hữu cơ”, ông Tuấn cho biết.

     

    Với mục tiêu mở gian hàng trưng bày, bán sản phẩm hữu cơ, để gian hàng được đa dạng hóa, trang trại Đặng Gia đang thử nghiệm thêm một số cây trồng mới…

     

    Văn Dũng – Thanh Nga
    Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

    Nhờ sử dụng đệm lót sinh học, phân chuồng không cần qua ủ kín vẫn đạt độ tơi xốp, sạch bệnh. Ông sử dụng phân đệm lót và nước biogas để bón cho cây trồng. Với 1ha nhãn, 1,3ha thanh long ruột đỏ (trong đó có 0,3ha trồng theo công nghệ Nhật Bản, mỗi năm ông thu về gần 500 triệu đồng. Ông còn trồng thêm 0,5ha quýt và bưởi, dự tính năm nay sẽ cho quả bói.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.