Sảy thai trên heo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Sảy thai trên heo

    Có nhiều tác nhân gây suy giảm sinh sản trên heo nái và tạo ra hàng loạt các di chứng như sảy thai, heo sơ sinh yếu, cũng như là thai chết lưu, khô thai, chết phôi và vô sinh. Khô thai được thấy thường xuyên trên heo hơn bất kỳ loài nào khác vì kích thước lứa đẻ lớn. Nếu chỉ có một vài heo con chết, việc sảy thai hiếm khi xảy ra; thay vào đó khô thai sẽ xuất hiện theo thời gian, cùng với heo con còn sống hoặc thai chết lưu. 

    Các nguyên nhân không truyền nhiễm 

     

    Nhiệt độ môi trường cao (>320C) có liên quan đến việc tăng lên giống lại, tăng tỷ lệ chết phôi, giảm tỷ lệ đẻ và kích thước lứa đẻ nhỏ. Tác động sẽ nghiêm trọng nhất nếu như stress nhiệt xảy ra tại thời điểm sinh sản hoặc thụ tinh. Tăng tỷ lệ chết phôi và tăng lên giống lại bất thường được ghi nhận ở heo được phối trong mùa hè. Nhiệt độ cao có thể góp phần gây sảy thai trên heo, nhưng có bằng chứng cho thấy nồng độ progesterone thấp theo mùa là yếu tố chính trong sảy thai trên nái do các nguyên nhân không truyền nhiễm. 

     

    Các độc tố estrogen mycotoxin zearalenone và zearalenol tác động đến sự thụ tinh và thụ thai gây vô sinh, chết phôi và giảm kích thước lứa đẻ nhưng hiếm khi gây sảy thai. Một loại mycotoxin khác là fumonisin gây phù phổi trên heo; heo nái phục hồi sau khi bệnh cấp tính do fumonisin thường bị sảy thai trong vòng 2-3 ngày sau đó. 

     

    Các độc tố khác gây sảy thai hoặc thai chết lưu ở heo bao gồm thuốc xịt cresol (được sử dụng để kiểm soát ghẻ và rận), dicumarol và nitrat. Nguyên nhân về dinh dưỡng gây suy sinh sản không được xác định rõ. Thiếu vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh và có thể dẫn đến sảy thai. Thiếu riboflavin có thể gây sinh non (14-16 ngày), và thiếu hụt canxi, sắt, mangan và iod có liên quan đến thai chết lưu và heo con sơ sinh yếu. 

     

    Độc tính của carbon monoxide do máy sưởi propan bị lỗi có liên quan đến việc tăng số lượng heo chết lưu. Các mô của thai có màu đỏ anh đào trong khi heo nái không biểu hiện bị nhiễm bệnh. 

     

    Các nguyên nhân truyền nhiễm 

     

    Các nguyên nhân truyền nhiễm chính gây suy giảm sinh sản trên heo gồm: virut hội chứng hô hấp và sinh sản trên heo (PRRSV), virut parvo trên heo, virut pseudorabies, virut encephalitis B Japanese, virut dịch tả heo cổ điển, Leprospira spp và Brucella suis. 

     

    Hội chứng hô hấp và sinh sản trên heo (PRRS)

     

    PRRS gây ra bởi artervirus. Đây là bệnh quan trọng trên heo ở Mỹ và hầu hết các nước khác trên thế giới. Hầu hết các chủng PRRS không qua nhau thai cho đến lúc 90 ngày mang thai. Do đó, hầu như sảy thai thường xảy ra ở gần cuối thai kỳ. Các lứa đẻ bị ảnh hưởng có heo con chết tươi, heo con nhiễm bệnh yếu ớt, còn heo con không nhiễm bệnh thường phát triển bệnh hô hấp trong vài ngày sau khi sinh. Heo nái thường bỏ ăn và sốt vài ngày trước khi sảy thai. Sảy thai thường đi kèm với các triệu chứng hô hấp và phụ nhiễm vi khuẩn. Xuất huyết dây rốn (nếu có) là bệnh tích duy nhất liên quan đến sảy thai do PRRSV. Không phải tất cả các heo con trong thai đều bị nhiễm, do đó khi lấy mẫu nên chọn nhiều thai nhi. Kháng nguyên virut đa số có mặt trong tuyến ức và trong chất lỏng được thu thập từ khoang ngực của thai nhi.  Xét nghiệm PCR mẫu gộp (3-5 mẫu) của dịch lòng ngực là phương pháp chẩn đoán đáng tin cậy nhất. Quản lý đàn rất quan trọng trong kiểm soát và ngăn chặn PRRS. Trên thị trường hiện đang có các vắc xin PRRS là vắc xin virut bất hoạt và vắc xin nhược độc. 

     

    Virut Parvo trên heo (Porcine Parvovirus): 

     

    Virut parvo heo có mặt hầu hết ở heo trên toàn thế giới. Hầu hết tất cả giống cái đều bị nhiễm tự nhiên trước khi mang thai lần thứ 2 và đáp ứng miễn dịch kéo dài suốt đời. Do đó, đây là bệnh của heo nái lứa đầu. Các heo hậu bị có miễn dịch tự nhiên hoặc hiệu giá kháng thể thụ động cao là đối tượng có nguy cơ rối loạn sinh sản do virut parvo cao nhất. Nhiễm virut parvo trước 30 ngày mang thai sẽ dẫn đến chết phôi. Nhiễm virut lúc 30-70 ngày mang thai có thể dẫn đến chết thai và đôi khi dẫn đến khô thai. Không phải tất cả các thai nhi đều bị nhiễm bệnh cùng một lúc, cho nên đa số thai chết ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Một số thai sống sót và được sinh ra nhưng bị nhiễm bệnh dai dẵng. Hầu hết các thai bị nhiễm sau 70 ngày mang thai đều có đáp ứng miễn dịch chống lại virut và được sinh ra khỏe mạnh. Heo con chết với nhiều kích thước khác nhau trên heo đẻ lứa đầu (bao gồm khô thai, thai chết lưu và heo con khỏe mạnh) là dấu hiệu đặc trưng của bệnh do virut parvo trên heo. Có thể chẩn đoán bệnh này bằng cách sử dụng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang, phân lập vi rut từ phổi của khô thai hoặc xét nghiệm kháng thể trước mẹ truyền (precolostral antibody) ở heo chết lưu. Heo nọc có thể bài xuất virut bằng nhiều đường khác nhau (bao gồm cả tinh dịch) trong một vài tuần sau khi bị nhiễm virut cấp tính và có thể truyền lây virut cho các con khác trong đàn. Vắc xin được sử dụng hiệu quả hiện nay là vắc xin bất hoạt.

     

    Bệnh giả dại (Porcine Herpesvirus 1) 

     

    Bệnh giả dại là một trong những nguyên nhân của các bệnh về hệ thần kinh trung ương và bệnh đường hô hấp. Nhiễm virut trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể dẫn đến chết phôi và tái hấp thụ thai nhi. Nhiễm virut vào các giai đoạn sau của thai kỳ có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc heo sơ sinh yếu. Khô thai có thể xuất hiện nhưng không phổ biến. Không có bệnh tích ở hầu hết các heo bị sảy thai, nhưng một số ít heo có hoại tử điểm trắng ở gan và hạch amidan. Chẩn đoán bệnh bằng cách phân lập virut, PCR, hoặc nhuộm kháng thể huỳnh quang. Vắc xin xóa gen (gene-deleted vaccines), cho phép phân biệt huyết thanh học của các heo được tiêm phòng với các heo bị nhiễm tự nhiên, đã được phát triển để sử dụng cho chiến dịch xóa bỏ bệnh giả dại ở Mỹ, nhưng sau khi chiến dịch này hoàn thành trên heo thương phẩm năm 2003, việc chủng ngừa vắc xin giả dại ở Mỹ đã được ngưng lại. Heo rừng ở nhiều tiểu bang có chứa virut, và kể từ năm 2003, đã có những đợt bùng phát dịch lẻ tẻ trên những đàn heo có tiếp xúc với heo rừng. Các ổ dịch này được kiểm soát bằng cách loại đàn. 

     

    Virut Viêm não Nhật Bản B (Japanese B Encephalitis Virus): 

     

    Japanese B encephalitis là bệnh truyền lây bởi các động vật chân khớp, gây suy giảm sinh sản ở heo và viêm não ở người. Bệnh này được báo cáo chủ yếu ở Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, Indonesia và Úc. Những lứa đẻ bị nhiễm bệnh có thể chứa các heo con chết với nhiều kích cỡ khác nhau như heo chết lưu, heo sơ sinh yếu, heo với các triệu chứng thần kinh (bao gồm cả khô thai). Tràn dịch não và phù dưới da là các bệnh tích phổ biến nhất. Chẩn đoán bệnh bằng cách phân lập virut và hóa mô miễn dịch. Axit nucleic của virut có thể được tìm thấy trong các mẫu mô và mẫu máu bằng cách sử dụng phương pháp RT-PCT hoặc nested RT-PCR. Heo là vật chủ khuếch đại chính của virut này và được tiêm phòng vắc xin không phải chỉ để ngăn ngừa suy giảm sinh sản mà còn để ngăn chặn truyền lây cho con người. 

     

    Dịch tả heo cổ điển (CSF) 

     

    CSF gây ra bởi pestivirus, CSF đã bị loại bỏ khỏi Mỹ nhưng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng trên khắp thế giới. Các chủng có độc lực cao thường gây bệnh nghiêm trọng và dẫn đến sảy trên heo nái. Các chủng độc lực vừa và thấp thường gây ra khô thai, thai chết lưu, heo sơ sinh yếu và bệnh dai dẵn trên heo sống sót. Các phương pháp như nhuộm kháng thể hỳnh quang, phân lập virut và PCR được sử dụng để chẩn đoán bệnh này. Vắc xin được sử dụng hiện nay là vắc xin chết và vắc xin sống nhược độc (tuy nhiên việc sử dụng vắc xin này ở Mỹ đã bị cấm). 

     

    Virut Circo trên heo (Porcine Circovirus)

     

    Porcine circovirus type 2 (PCV2) có mặt ở heo trên khắp thế giới và liên quan đến một số bệnh, bao gồm sảy thai và tăng số lượng heo con chết trong lứa đẻ. Heo con chết thay đổi từ khô thai cho đến thai chết lưu. Các thai không bị khô thường có một lượng lớn dịch huyết thanh-máu (serosanguineous fluid) trong các khoang cơ thể của chúng. Khi quan sát dưới kính hiển vi, có thể thấy hoại tử và/hoặc xơ hóa cơ tim, và PCV2 hiện diện trong tim và các mô khác. Tỷ lệ suy sinh sản do PCV2 rất thấp, và nếu vấn đề này có xảy ra cũng sẽ sớm biến mất, có lẽ bởi vì hầu hết heo được phơi nhiễm tự nhiên và có miễn dịch trước khi bị lây nhiễm. Chẩn đoán dựa trên sự hiện diện của DNA PCV2 hoặc kháng nguyên trong các mẫu huyết thanh của heo sơ sinh sống. Hóa mô miễn dịch và lai tại chổ (in situ hybridization) được xem là tiêu chuẩn vàng để phát hiện kháng nguyên. Vắc xin được sử dụng cho heo lứa và heo thịt, nhưng hiệu quả của chúng trong phòng ngừa suy giảm sinh sản vẫn chưa được biết rõ. 

     

    Bệnh Leptospirosis 

     

    Leptospira interrogans (đặc biệt là serovar Pomona) là nguyên nhân chính gây suy giảm sinh sản trên heo (như vô sinh, sảy thai, thai chết lưu và heo sơ sinh yếu). Mặc dù bệnh leptospirosis xảy ra ở heo trưởng thành nhưng hầu hết các trường hợp bệnh đều không có triệu chứng. Heo bị nhiễm serovar Pomona và Bratislava có thể dẫn đến suy thận mãn tính. Sảy thai xảy ra khoảng 1-4 tuần sau khi nhiễm. Khô thai, thai chết lưu và heo sơ sinh yếu cũng được ghi nhận. Việc chẩn đoán dựa trên xét nghiệm leptospires trong các mô thai hoặc chất chứa dạ dày. Tuy nhiên, các thai bị nhiễm nghiêm trọng có thể cho kết quả kháng thể hỳnh quang và hóa mô miễn dịch kém. Xét nghiệm PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt hơn. Chủng ngừa vắc xin bằng vắc xin vi khuẩn đa giá mỗi 6 tháng giúp phòng ngừa được bệnh. Strepromycin trước đây được dùng để phòng và trị heo nái mang thai trong các đợt bùng dịch, nhưng nó không còn được dùng cho các động vật thực phẩm (động vật là thực phẩm của con người). Trong thực nghiệm, tiêm liều cao oxytetracycline, tylosin và ethromycin và trộn liều cao tetracycline vào thức ăn có thể loại bỏ được trạng thái mang trùng. Tuy nhiên kết quả thực tế cho thấy kháng sinh không thể loại bỏ hiệu quả nhiễm Leptospira. Leptospirosis là bệnh truyền lây giữa người và động vật. 

     

    Brucellosis 

     

    Nhiễm Brucella suis ở heo thương phẩm trở nên hiếm ở Mỹ do các chương trình kiểm soát của tiểu bang và liên bang. Tuy nhiên Brucella có ở heo rừng ở nhiều tiểu bang, đây là một nguồn lây nhiễm cho heo thương phẩm và người. Đường truyền lây chủ yếu là đường miệng, nhưng Brucella vẫn có thể truyền lây qua đường sinh dục. Heo nái nhiễm bệnh có thể bị sảy thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, và không phải lúc nào sảy thai cũng đi kèm với các biểu hiện bệnh. Sảy thai có thể là do viêm nội mạc tử cung và nhiễm trùng vào thai. Có một vài tổn thương ở thai hoặc nhau thai. Chẩn đoán bệnh bằng huyết thanh học và phân lập vi khuẩn từ nhau thai và các mô thai. Việc điều trị bệnh bằng kháng sinh không có hiệu quả. Kiểm soát heo bệnh dựa trên xét nghiệm và tiêu hủy. Brucellosis là một trong số ít các bệnh truyền qua đường sinh dục được phát hiện trên heo. Brucella suis gây ra bệnh truyền lây giữa động vật và người nghiêm trọng. 

     

    Các nguyên nhân truyền nhiễm khác: 

     

    Bệnh lỡ mồm long móng (FMD), Dịch tả heo Châu Phi (ASF) và cúm heo (SI) thường gây sảy thai, nhưng đàn heo có biểu hiện lâm sàng của các bệnh này. Enterovirut và virut encephalomyocarditis đã được báo cáo là nguyên nhân gây sảy thai trên heo, nhưng chúng được cho là không quan trọng về mặt kinh tế. Bệnh mắt xanh do paramyxovirus là một nguyên nhân quan trọng gây sảy thai, thai chết lưu và khô thai trên heo ở một số vùng của Mexico. Các vi khuẩn gây sảy thai không thường xuyên bao gồm Staphylococcus aureus, Streptococcus spp, Erysipelothrix rhusiopathiae, Salmonella spp, Pasteurella multocidaTrueperella (Arcanobacterium) pyogenesListeria monocytogenes,  Escherichia coli

     
     
     
    Biên dịch: Ecovet team (theo Merck Manual )
    Nguồn: Ecovet

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.