Sử dụng bèo dâu làm thức ăn nuôi động vật - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Sử dụng bèo dâu làm thức ăn nuôi động vật

    Nước ta có hai giống bèo hoa dâu là Bèo Tía La Vân (Azolla Pinnata Purple Lavan)  bèo hoa dâu làm phân bón cho cây trồng, thức ăn chăn nuôi và dược liệu để sản xuất thuốc Mediphylamin hiện nay.

    Bèo hoa dâu

     

    Bèo hoa dâu là một cây trồng có năng suất chất xanh cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú

     

    Hàm lượng protein thô của các giống bèo hoa dâu khi được chăm sóc tốt đều đạt trên 22% và dao động không lớn. Đáng chú ý là hàm lượng Ca, P, K, Mn và Zn có trong bèo hoa dâu đều cao. Hàm lượng Mn có trong bột các giống bèo dâu đều cao hơn hẳn các loại rau bèo khác.

     

    Đối với tất cả các giống lợn và các giai đoạn sinh trưởng khác nhau đều có thể sử dụng bèo hoa dâu để thay thế các loại rau xanh trong khẩu phần ăn của lợn. NTQD Đông Triều (Quảng Ninh), Tam Thiên Mẫu, Đông Anh II (Hà Nội)… là một trong những nơi có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất và sử dụng bèo dâu trong chăn nuôi lợn đạt nhiều kết quả. Năng suất bèo hoa dâu trung bình đạt 30-40 tấn/ha/tháng. Sau 4 tháng nuôi thả (từ tháng 11 đến hết tháng 2 năm sau) có thể thu được sản lượng 120-180 tấn/ha/vụ. Một kg bèo hoa dâu tươi có giá trị dinh dưỡng tương ứng 0,05-0,07 đơn vị thức ăn (ĐVTA). Như vậy mỗi ha nuôi thả bèo dâu trong một vụ có thể thu được 6000-9000 ĐVTA. Rõ ràng là việc sử dụng bèo hoa dâu tươi để nuôi lợn và vịt có ý nghĩa kinh tế không nhỏ – đặc biệt đối với lợn nái sinh sản.

     

    Những kết quả nghiên cứu sử dụng AP.G tươi và rơm để nuôi trâu bò cũng có ý nghĩa thiết thực đối vơí trâu bò nuôi ở vùng chuyên canh lúa. Điều đáng chú ý là thời gian đầu do trâu bò chưa quen ăn bèo hoa dâu nên tăng trọng còn thấp, nhưng từ tháng thứ hai trở đi tăng trọng của trâu bò được nuôi bằng bèo hoa dâu tươi, rơm và ít cám đã vượt nhóm đối chứng (cho ăn rơm, cỏ và cám). Tuỳ điều kiện cụ thể, có thể sử dụng tỷ lệ bèo hoa dâu từ 32-40% giá trị dinh dưỡng của khẩu phần là hợp lý(14b).

     

     Bột bèo hoa dâu khô – loại thức ăn giầu vitamin, protein và khoáng vi lượng để bổ sung cho đàn gia cầm nuôi công nghiệp

     

    Bột bèo hoa dâu sản xuất theo phương pháp sấy nhanh đạt tiêu chuẩn bột thức ăn xanh xuất khẩu của nhiều nước. Hàm lượng caroten chứa trong bột bèo dâu khô 150-230 mg/kg chất khô, protein 18-20%. Sử dụng bột bèo dâu với tỷ lệ 5-7% cùng với bã nấm men bia có thể thay thế 50% tiêu chuẩn premic vitamin của Hungary dùng trong khẩu phần ăn của gà thịt và 50% tiêu chuẩn premic vitamin (Layer Supplement, Anh) để nuôi gà Goldline 54 mà không làm ảnh hưởng đến tăng trọng, chi phí thức ăn, tỷ lệ thịt xẻ và tỉ lệ đẻ trứng ở gia cầm.

     

    Caroten chứa trong bột bèo hoa dâu không những được tích luỹ chủ yếu ở gan mà còn làm thay đổi màu của lòng đỏ trứng gà. Bổ sung bột bèo dâu còn làm tăng tỷ lệ đẻ trứng ở đàn gà Leghorn (từ 27-40 tuần tuổi) là 17% và ở đàn gà Plymouth (từ 24 đến 31 tuần tuổi) là 26% so với gà đối chứng. Trứng gà của nhóm được bổ sung bột bèo hoa dâu có tỷ lệ chết phôi thấp hơn và đồng thời còn tăng tỷ lệ nở tới 10,9%. Bổ sung bột bèo dâu khô còn thúc đẩy sớm hoàn thiện cấu trúc gan và nhung mao ruột ở gà con. Chi phí thức ăn để sản xuất trứng cũng giảm 16,8%. Qua thử nghiệm ở đàn gà Leghorn nuôi tại Xí nghiệp gà Nhân Lễ (Hà Nội) cho thấy khi sử dụng hợp lý 1kg bột bèo dâu bổ sung vào khẩu phần của gà đẻ trứng cho bội thu 11-15 quả trứng gà. Những kết quả nghiên cứu trên đây chứng tỏ bột bèo dâu khô là loại thức ăn bổ sung có giá trị dinh dưỡng về nhiều mặt đối với gia cầm.

     

    Bèo dâu khô và “viên BHD” (chứa 40% BHD khô) được dùng nuôi cá ở Trại Cá (Viện Chăn nuôi), ao cá BÁC HỒ (của Viện Nuôi Trồng Thủy Sản I) và đặc biệt là “viên BHD”này còn được dùng nuôi cá lồng (gồm cá trắm cỏ, chép và rohu) ở Ban Quản lý Hồ Hòa Bình; Các đơn vị trên đều đánh giá cao sản phẩm này.


    Gần đây nhiều công trình nghiên cứu sử dụng BHD làm thức ăn chăn nuôi cũng được thực hiện ở nước ngoài, trong đó đáng lưu ý:


    – Azolla rất giàu protein, axit amin thiết yếu, B12, beta-carotene, chất trung gian thúc đẩy tăng trưởng và khoáng chất (Nobuyuki, 2001).


    – Dùng 5% BHD cho hiệu suất tăng trưởng và chuyển đổi thức ăn tốt nhất ở lợn và gia cầm (Sujatha & cs., 2013; Parthasarathy & cs., 2002; Basak & cs., 2002). Đối với gà con, cá heo, BHD có thể được dùng một cách an toàn lên đến 10% (28).

     

    – BHD tươi có thể thay thế 20% khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (Subudhi & cs., 1978; Namra & cs., 2010). Mức tăng trọng hàng ngày của ngỗng cho ăn BHD gần giống với các loại rau khác (Zhang & cs., 1987). Ở Semarang (Indonesia), cho thỏ ăn 360-400 g/con/ngày (khẩu phần chứa 90% hỗn hợp Azolla tươi với cám gạo 5% và 5% bã đậu phụ) trong 2 tuần cho thấy ổn định hiệu suất/ham muốn tình dục, không bị tiêu chảy ở thỏ đang lớn, tăng trưởng tốt hơn và tỷ lệ sống 100%. Bổ sung AM tươi cho bò lai (ở Ấn Độ) làm tăng sản lượng sữa khoảng 15% (39).

     

    – Tất cả các loài cá khi sử dụng 20% BHD cho tăng trưởng cao hơn đáng kể so với đối chứng (Dhawan & cs.,2010). Nuôi thử nghiệm ở Trung Quốc nhận thấy BHD ảnh hưởng tốt đến tăng trọng của cá trắm cỏ, cá rô phi Nile, cá chép, nhưng cá chép bạc thì không có kết quả (Cagauan & cs.,1991).

     

    – Cá rohu khi cho ăn AM hoặc AP khô ở mức 25% có tốc độ tăng trưởng cao nhất và hàm lượng chất béo thấp hơn cá đối chứng (Datta & cs.,2011); Khẩu phần ăn của tôm sú có thể thay 40% đậu tương bằng BHD vẫn không ảnh hưởng đến tăng trưởng (Ana, 2017). Nhưng cũng có một số thử nghiệm khác (dạng BHD tươi hoặc khô) dùng nuôi cá đều không kết quả (Hasan & cs.,2009; El-Sayed, 1992).

     

    Có hai luận văn đã bảo vệ thành công đề tài về sử dụng BHD làm thức ăn cho chăn nuôi: (i)Luận án PTS ngành chăn nuôi động vật nông nghiệp: “Nghiên cứu sử dụng BHD làm thức ăn cho gà đẻ nuôi công nghiệp” của NCS Tôn Thất Sơn ,1994; Người hướng dẫn GS.TSKH Cù Xuân Dần và PTS. Nguyễn Thanh Dương; (ii)Luận văn Thạc sĩ ngành Thức ăn-Dinh dưỡng động vật nông nghiệp: “Nghiên cứu sử dụng BHD giống mới làm thức ăn bổ sung nuôi gà Leghorn thương phẩm” của Nguyễn xuân Dương , 1993; Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thanh Dương


    Nguyễn Thanh Dương


    Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Công nghệ Chăn nuôi Thú y định hướng phát triển bền vững

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.