Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên 405 lợn thương phẩm DuLY và DuYL từ cai sữa đến xuất chuồng, tại Công ty TNHH MTV Hưng Tuyến, Tam Điệp, Ninh Bình nhằm đánh giá hiệu quả củaviệc sử dụng chế phẩm MT-Enterga bổ sung vào thức ăn cho lợn thương phẩm.
Ảnh minh họa
Lợn thí nghiệm được chia đều thành 3 lô theo phương pháp ngẫu nhiên, đảm bảo đồng đều về khối lượng, tuổi và giống, mỗi lô lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 45 con. Lô 1: lợn được ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) có bổ sung chế phẩm MT-Enterga. Lô 2: KPCS có bổ sung kháng sinh (KS) phòng viêm phổi và tiêu chảy sau cai sữa 15 ngày và từ 75 ngày đến 85 ngày. Lô 3: chỉ sử dụng KPCS.
Kết quả cho thấy lợn sử dụng MT-Enterga có khả năng phòng bệnh tiêu chảy và bệnh viêm phổi tương đương với lợn được sử dụng kháng sinh Amox và Betalin. Sử dụng chế phẩm MT-Enterga làm tăng khả năng thu nhận thức ăn và khả năng TKL: Khả năng thu nhận thức ăn lô 1 là 1,76 kg/ngày, cao hơn lô 2 KPCS có bổ sung KS (1,74kg/ngày) và lô 3 chỉ sử dụng KPCS (1,73 kg/ngày); khả năng TKL lô 1 (753 g/ngày) cao hơn lô 2 (741 g/ngày) và lô 3 (738 g/ngày) (P<0,05). Tiêu tốn thức ăn của lợn nuôi thịt ở các lô tương đương nhau (P>0,05). Bổ sung chế phẩm MT-Enterga cho lợn lai thương phẩm từ cai sữa đến xuất chuồng nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi do giảm chi phí cho 1 kg tăng khối lượng và tăng tổng số kg khối lượng lợn so với lợn sử dụng KS và KPCS. MT-Enterga có thể thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi lợn thương phẩm.
Đặt vấn đề
Việt Nam đang đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hiện đại, an toàn và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ra các nước. Vì vậy, vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi là rất cấp thiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lý và sử dụng các loại kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Theo lộ trình, từ năm 2020, nước ta sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Vì thế một số giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi như: bổ sung enzyme vào thức ăn, bổ sung các chế phẩm trợ sinh (Probiotic), bổ sung axit hữu cơ vào thức ăn, bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể hay sử dụng thảo dược đã được ứng dụng triển khai.
Chế phẩm MT-Enterga là chế phẩm sinh học của Công ty TNHH Công nghệ sinh học MINTU Việt Nam sản xuất theo công nghệ Nhật Bản và Mỹ. Chế phẩm MT-Enterga bao gồm ngũ cốc lên men, các axit hữu cơ và vitamin có khả năng chịu nhiệt. Axít hữu cơ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua hoạt hóa nhanh chóng pepsinogen trong dạ dày, taọ nhiều nhũ chấp axit trong ruột non, kích thích tiết enzym tuyến tụy và làm chậm quá trình đẩy thức ăn qua dạ dày. Ngoài ra, chúng còn làm giảm vi khuẩn gây bệnh ở dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn do giảm cung cấp dinh dưỡng cho các micro-flora ở tiêu hóa cho vật nuôi, nâng cao tăng khối lượng và giảm tiêu tốn thức ăn. Ngũ cốc lên men bao gồm các enzyme tiêu hóa có tác dụng giúp hấp thu triệt để đạm, khoáng và chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học MTEnterga thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn cho lợn lai thương phẩm từ cai sữa đến xuất chuồng.
Kết luận
Sử dụng chế phẩm MT-Enterga bổ sung vào thức ăn đảm bảo sức khỏe đàn lợn nuôi thịt, tăng khả năng thu nhận thức ăn, tăng khả năng tăng khối lượng mà không ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn của lợn nuôi thịt so với lợn sử dụng kháng sinh phòng bệnh. Bổ sung chế phẩm MT-Enterga cho lợn thương phẩm từ sau cai sữa đến xuất chuồng nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi do giảm chi phí cho 1 kg tăng khối lượng và tăng tổng số kg khối lượng lợn tăng lên so với lợn sử dụng kháng sinh và khẩu phần thông thường. MT-Enterga có thể thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.
Nguyễn Thi Hương1*, Nguyễn Long Gia1 và Ngô Văn Tấp1
1 Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, Viện Chăn nuôi
* Tác giả liên hệ: TS. Nguyễn Thi Hương, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương – Viện Chăn nuôi. P.Thụy Phương, Q. Bắc
Từ Liêm, TP. Hà Nội. ĐT: 01694308019. Email: huongty34@gmail.com
Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 10.2020
- thay thế kháng sinh li>
- MT-Enterga li> ul>
- Ảnh hưởng của bột tỏi đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm thịt
- Kẽm: Vai trò dinh dưỡng và dược lý
- 9 biểu hiện khi heo thiếu Biotin ( Vitamin H)
- An toàn sinh học trong trại gà giống
- Bổ sung selenium giúp tăng cường miễn dịch ở gia cầm
- Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong chăn nuôi lợn
- Nâng cao năng suất sinh sản cho lợn nái bằng L-Arginine
- Bệnh học sinh thái (Ecphathology): Giải pháp tổng thể kiểm soát bệnh do PCV2 trên đàn heo
- Bào chế thực phẩm hỗ trợ bệnh xương khớp từ phụ phẩm chế biến gia cầm
- Thiệt hại kinh tế của bệnh viêm phổi lợn
Tin mới nhất
T4,20/01/2021
- Việt Nam sẽ nhập hơn 133 triệu liều vaccine phòng, chống cúm gia cầm
- Cả nước còn 10 ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày
- Nhiều hộ chăn nuôi gia súc còn chủ quan trong phòng, chống rét
- Ngành thức ăn chăn nuôi: Hội nhập để phát triển
- Ảnh hưởng của bột tỏi đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm thịt
- Sớm thành lập Hội đồng khoa học quốc gia đánh giá vaccine dịch tả lợn châu Phi
- Rabobank: Nhu cầu thịt heo toàn cầu đã phục hồi sau đại dịch COVID-19
- Đặc sản gà trống thiến tiến Vua
- Giá lợn cao nhưng tiêu thụ chậm
- Ngăn chặn dịch bệnh: Siết chặt khâu kiểm soát giết mổ
- Hứa Bửu Ngân: Bạn ơi cho mình hỏi, mình muốn lấy thịt heo tại lò mổ của bạn để bán ra thị trườ
- Trần hoàng long: Cho xin tài liệu với ạ e xin cảm ơn
- Lucy: Bên em có lắp đặt hệ thống xử lý nước sạch Ro đạt chuẩn 0934034087
- Nguyễn Hàn Phong: Đang có nhu cầu nuôi gà nòi kinh tế tại xã Mỹ Trinh.
- Nguyễn thị hơn: Tôi muốn mua gà sao giống, muốn biết địa chỉ để mua
- Minh: Có thể là ghi gà Ta vàng được không ạ
- Nguyễn Bá Long: Mình muốn mua cả máng ăn và máng uống tư vấn giúp mình Cảm ơn
- Đỗ xuân hiệp: Cơ sở mình có bán mỡ khổ vai,lưng lợn k ạ
- Bông: Mình muốn mua vịt giống của ANT! Xin tư vấn cho mình!
- Bông: Mình muốn mua vịt giống của ANT!
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Tập đoàn Bayer bán đơn vị kinh doanh thuốc thú y Animal Health
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Khảo nghiệm vaccine ngừa dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả ban đầu
- Giá lợn hơi tại phía Bắc tăng từng ngày
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
- Dịch tả lợn Châu Phi: Không nên tẩy chay thịt lợn