Thịt nhập có thể “bóp chết” ngành chăn nuôi? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Thịt nhập có thể “bóp chết” ngành chăn nuôi?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh ngành heo đang điêu đứng vì bệnh dịch tả châu Phi, chăn nuôi gia cầm giá thấp, có dấu hiệu dư thừa, nhưng thịt nhập vẫn ùn ùn tiến vào nước ta khiến người chăn nuôi và doanh nghiệp trong ngành lo lắng.

     

    Hơn 1 tỷ USD nhập sản phẩm chăn nuôi

     

    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2019, nước ta nhập thịt các loại về với giá trị 362,2 triệu USD, trong đó, thịt heo hơn 12 triệu USD, tăng 3,25 lần về lượng so với cùng kỳ năm 2018. Nhập khẩu các loại thịt khác với giá trị như sau: thịt gà 55,4 triệu USD; trâu bò sống hơn 200 triệu USD; thịt trâu không xương 7, 6 triệu USD; thịt trâu 77, 5 triệu USD; thịt dê cừu 1, 9 triệu USD. Còn theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi ra trên 1 tỉ USD để nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi bao gồm thịt gà, heo, trâu, bò, phụ phẩm và nội tạng động vật…

    Thịt nhập có thể “bóp chết” ngành chăn nuôi?

    Nguồn: Tuổi trẻ

     

    Lý giải hiện tượng thịt lợn nhập khẩu tăng mạnh, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Đoàn Xuân Trúc cho rằng, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại hơn 60 tỉnh, thành phố với số lợn tiêu hủy 2,82 triệu con. Nhận thấy nguồn cung thiếu hụt nên nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu thịt lợn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, giá thịt lợn trong nước đang cao hơn mức bình quân của thế giới nên đây là cơ hội để với doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn thu lợi nhuận.

     

    Giám đốc một công ty kinh doanh thực phẩm tại TP.Hồ Chí Minh cho biết phần lớn thịt heo nhập về để bán cho các công ty đưa vào chế biến thực phẩm và bếp ăn công nghiệp, ít bán lẻ ra ngoài thị trường. Nếu có là thịt heo đặc sản hay thịt heo cao cấp. Nguồn nhập khẩu thịt heo cũng khá đa dạng từ Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan, Pháp… Giá thịt heo nhập khẩu khá cạnh tranh.

     

    Theo dự báo của các chuyên gia, nhập khẩu thịt heo sẽ còn tăng mạnh bởi các tháng cuối năm và đầu năm 2020 cần có lượng thịt bổ sung cho thị trường bởi thịt heo chiếm tới 70% tổng lượng thịt tiêu thụ của người Việt Nam.

     

    Cũng chớp thời cơ nguồn cung thịt heo ở Việt Nam đang thiếu hụt, theo nguồn tin riêng của Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, một công ty lớn thứ 2 thế giới về sản xuất thịt lợn đã có những thăm dò để nhập khẩu thịt lợn trực tiếp từ châu Âu hoặc Mỹ về Việt Nam.

     

    Thịt nhập có thể “bóp chết” ngành chăn nuôi?

     

    Nguyễn Văn Ngọc – Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ – cho rằng mở cửa cho thịt nhập khẩu tràn vào sẽ là một đòn giáng mạnh vào nông dân vốn đã kiệt quệ do dịch bệnh.

     

    Một khi thịt nhập chiếm lĩnh thị trường trong nước, ngành chăn nuôi sau dịch bệnh rất khó hồi phục. “Việt Nam không thiếu thịt nếu Nhà nước có chính sách điều tiết hợp lý. Trong khi thịt heo đang thiếu thì thịt gà, vịt và trứng nuôi trong nước lại đang thừa khiến nông dân lỗ nặng” – ông Ngọc cho hay.

     

    Không chỉ người chăn nuôi lo sợ, mà doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, phụ gia, thiết bị máy móc cũng thêm phần bất an. Thịt ngoại rẻ, dân chăn nuôi thua lỗ sẽ không dám tái đàn, đồng nghĩa với việc các công ty sản xuất cầm chừng, buộc phải sa thải bớt lao động, dần dần sẽ bóp chết ngành chăn nuôi trong nước….

     

    Tại sao không mạnh tay như Trung Quốc?

     

    Được biết, giá bán của thịt heo nhập khẩu chỉ xấp xỉ 30.000 đồng/kg, thấp hơn cả giá heo hơi trong nước, nhiều chuyên gia đang đặt ra câu hỏi lớn về chất lượng của các loại thịt heo này. Bởi lẽ, nguồn thịt heo nhập khẩu từ Mỹ và Canada có thể còn dư lượng chất tạo nạc ractopamine. Việt Nam đã cấm sử dụng các chất tạo nạc gốc Beta-agonist (bao gồm clenbuterol, salbutamol và ractopamine) nhưng Mỹ và Canada vẫn cho sử dụng ractopamine trong chăn nuôi heo, bò, gà, ngựa…Tất nhiên, quốc gia xuất khẩu thịt heo cũng có quy định ngưng sử dụng một thời gian trước khi đưa vào giết mổ và giới hạn tối đa hàm lượng cho phép. Nhưng tại Việt Nam là chất cấm nên về nguyên tắc, Việt Nam phải cấm nhập khẩu thịt được nuôi có dùng chất tạo nạc.

     

    Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, tại sao Việt Nam không kiểm tra chất lượng thịt từ các nước nhập khẩu và “mạnh tay” ngưng nhập thịt nếu phát hiện có chất cấm tương tự như Trung Quốc? Hôm 26/6/2019, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn từ Canada.  Trung Quốc đã đình chỉ hoạt động của một công ty trong nước vì nhập khẩu thịt heo từ Canada có chứa chất cấm ractopamine và cho rằng nhập khẩu thịt heo có dùng chất ractopamine là không bình đẳng với người chăn nuôi trong nước. Ractopamine bị cấm tại nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc do lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra đến sức khỏe người tiêu dùng – Trung tâm An toàn Thực phẩm Hồng Kong (Trung Quốc) cho hay.

     

    Cần làm gì?

     

    Theo Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương, mặc dù, thời gian qua do ảnh hưởng bệnh dịch tả lợn châu Phi nên lượng thịt lợn nhập khẩu về tăng mạnh, song chúng ta không thể cấm nhập khẩu thịt lợn, cũng không để thiếu hụt nguồn cung. Vấn đề cần quan tâm hiện nay là các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng thịt nhập về Việt Nam.

     

    Đưa ra một góc nhìn khác, lãnh đạo một công ty TACN khác cho rằng,nếu nhìn về lợi ích của 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam thì việc mở cửa nhập khẩu thịt ngoại là cần thiết. Vì với tình hình dịch tả heo châu Phi còn tiếp tục lan rộng, thị trường thiếu hụt nguồn cung khiến giá thịt heo tăng cao là điều khó tránh khỏi. Điều cần quan tâm là ở khâu kiểm soát nguồn thịt nhập nhằm đảm bảo về chất lượng và an toàn thực phẩm.

     

    Cùng với đó, người chăn nuôi đang phải đương đầu với “cơn bão” lớn và để tồn tại, ngành chăn nuôi phải thay đổi theo hướng sản xuất công nghiệp đảm bảo về an toàn sinh học; thực hiện truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm. Trước áp lực cạnh tranh hiện nay, người chăn nuôi, nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không còn thời gian để ngồi than hoặc trông chờ sự hỗ trợ mà buộc phải tính toán lại bài toán đầu tư chuyển đổi theo hướng chuyên nghiệp hoặc phải đổi sang nghề khác. Trong sân chơi chung này, nông dân buộc phải tuân theo quy luật của thị trường”.

     

    Còn ông Nguyễn Văn Ngọc cho rằng có thể dùng thịt gà để bình ổn thị trường nếu Nhà nước có chính sách để người nuôi có lãi, từ đó nguồn cung thịt gà sẽ tăng mạnh. Giá gà công nghiệp có thời điểm giảm xuống thấp hơn cả giá thành, các trang trại nuôi gà hiện chỉ hoạt động 60-70% công suất vì không có đầu ra ổn định. 

     

    Vòng đời nuôi gà công nghiệp chỉ 45 ngày, thêm thời gian mua gà hậu bị đẻ ra gà con thì chỉ cần 6 tháng là sẽ có đủ lượng thịt gà cung cấp cho lượng thịt heo thiếu hụt mà không cần nhập khẩu.

     

    Còn ông Đàm Văn Hoạt – Tổng giám đốc Công ty Vietfarms, dịch ASF cũng là cơ hội để ngành chăn nuôi định hướng lại chiến lược phát triển. Nuôi heo tốn rất nhiều chi phí nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và tác động đến môi trường cần phải hạn chế ở mức khoảng 10-15 triệu con.

     

    Việc phát triển đàn bò để tận dụng nhân công nhàn rỗi của nông hộ. Nhưng nguồn cung cấp protein chính thì nên tập trung vào nhóm gia cầm như gà, vịt, trứng bởi đây là loại Việt Nam có thế mạnh, có thể tăng sản lượng nhanh trong thời gian ngắn, giá thành thấp hơn heo, bò… nên người dân dễ tiếp cận.

     

    Nguyễn Huệ

     

     

     

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.