Thu nhập khá từ nuôi rắn ri tượng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Thu nhập khá từ nuôi rắn ri tượng

    Không có đất sản xuất, tận dụng khoảng 40m2 đất cặp bên hông nhà lót bạt cao su để nuôi rắn ri tượng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng của nông dân Lê Văn Việt.

     

    Ông Lê Văn Việt sinh năm 1958, ở Khóm 8, Phường 5, TP. Cà Mau. Nghề nuôi rắn ri tượng đến với ông như một cái duyên. Năm 2013, trong lần tình cờ được người quen cho 10 con rắn ri tượng giống, ông Việt đem về thả vào cái khạp, cách vài bữa cho rắn ăn 1 lần. Chỉ 1 năm sau, 10 con rắn ri tượng nuôi trong khạp đã sinh sản được hơn 100 rắn con.

     

    Được sự cho phép của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Việt mày mò thiết kế mô hình thành nhiều ô nuôi, mỗi ô dài 2m, rộng 0,8m, cao 1m, bên trong lót bạt cao su.

    Thu nhập khá từ nuôi rắn ri tượng

    Với thiết kế này, rắn không bị trầy xước da như nuôi trong hồ xi măng. Ưu điểm nữa là ông Việt có thể di chuyển ô nuôi trên mặt phẳng theo ý muốn và có thể tận dụng được những diện tích trống của gia đình để nuôi rắn.

     

    Độ sâu lý tưởng để nuôi rắn ri tượng trong mỗi ô nuôi từ 0,3 – 0,4m nước. Trong từng ô nuôi, ông Việt bỏ thêm lá chuối khô, sậy khô, lục bình và bèo. Cách nguỵ trang này vừa để che bớt nắng, vừa tạo nơi cho rắn chui rúc như trong môi trường hoang dã.

     

    Ông Việt chia sẻ, nguồn nước nuôi rắn cần sạch sẽ, khoảng 10 – 15 ngày thay 1 lần. Nếu nguồn nước sạch, môi trường nuôi thông thoáng thì rắn rất hiếm khi bệnh.

     

    Thức ăn thích hợp của rắn là cá da trơn như: cá trê, cá chốt, ếch, nhái, lươn con, giun đất… Chúng thích ăn thức ăn tươi sống. Bình quân 3 – 4 kg thức ăn, rắn tăng trọng 1kg. Cần cho ăn đủ để rắn mau lớn. Lượng thức ăn hằng ngày khoảng 3-5% trọng lượng rắn trong ô nuôi, cho ăn vào buổi sáng và chiều tối. Không nên để thức ăn dư thừa, làm thối nước. Nếu cho ăn thiếu, rắn đói có thể ăn thịt lẫn nhau. Để chủ động nguồn thức ăn quanh năm và tiết kiệm chi phí mua mồi cho rắn, ông Việt chuẩn bị ô nuôi lót bạt cao su rồi mua cá trê phi về dèo.

     

    Để rắn phát triển tốt, ông Việt cho biết: “Mỗi ô nuôi khoảng 80 – 100 con trưởng thành, tuỳ kích cỡ. Nếu rắn nhỏ có thể nuôi nhiều hơn, thậm chí có thể vài trăm con. Rắn đực, rắn cái và rắn sinh sản nuôi riêng.

     

    Tuân thủ đúng quy trình nuôi, sau 12 tháng, rắn sẽ tăng trọng từ 800 – 1.200g, tỷ lệ nuôi đạt trên 70%. Giá rắn con là 50.000 đồng/con và rắn thịt từ 600.000 – 700.000 đồng/kg. Tuỳ từng thời điểm, nhưng giá cao nhất là mùa khô. Mùa mưa có nhiều loại rắn đồng nên giá rắn nuôi có giảm đôi chút, nhưng không dưới 600.000 đồng/kg. Rắn bố mẹ sinh sản có giá khoảng 3 – 5 triệu đồng/cặp.

     

    2 năm gần đây, ông Việt bán ra thị trường hơn 2.000 rắn con, hàng trăm kí-lô-gam rắn thịt, rắn sinh sản. Trừ chi phí, mỗi năm ông Việt thu nhập từ mô hình nuôi rắn ri tượng khoảng 100 triệu đồng. Hiện tại, ông Việt đang nuôi hơn 1.000 rắn con, rắn sinh sản và rắn thịt.

     

    Nuôi rắn ri tượng không tốn nhiều diện tích đất. Chính vì vậy, đây là mô hình khá lý tưởng cho bà con Phường 5 tận dụng diện tích đất xung quanh nhà để nuôi nhằm tăng thu nhập cho gia đình. “Mô hình nuôi rắn tượng của ông Việt đã được người dân ở các vùng lân cận đến tham quan, tìm hiểu để thực hiện. Riêng đối với các hộ dân trong khóm, ông Việt tận tình giúp đỡ bằng cách bán rắn con với giá rẻ để các hộ này nuôi và sẵn sàng chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm chăm sóc rắn”, Chủ tịch Hội Nông dân Phường 5 Nguyễn Chí Thành chia sẻ./.

     

    Bích Lệ

    Nguồn: Báo Cà Mau

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.