Tín dụng cho chăn nuôi: Cần được khơi thông - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Tín dụng cho chăn nuôi: Cần được khơi thông

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian qua, việc giải ngân cho các dự án chăn nuôi tại địa phương gặp nhiều khó khăn do vướng về thủ tục đất đai và nhiều quy định phức tạp khác. Làm thế nào giúp người chăn nuôi dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế đang là bài toán đặt ra với các tổ chức tín dụng và các cấp chính quyền?

    Tín dụng cho chăn nuôi: Cần được khơi thôngNgười chăn nuôi và doanh nghiệp đang gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn

     

    Nông dân, doanh nghiệp… khát vốn

     

    Là chủ một hợp tác xã (HTX) chăn nuôi lợn hữu cơ (organic) với doanh thu từ 12 – 13 tỷ đồng/năm, trong đó lợi nhuận từ 3 đến 3,5 tỷ đồng mỗi năm, ông Tô Hiến Thành, trú tại thôn Danh Thượng 2, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) vừa được bình chọn là nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017. Nhưng mới đây, ông Thành đã phải viết thư kiến nghị tới Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với lý do: Gia đình ông và HTX thiếu vốn để mở rộng sản xuất, nhưng lại không vay được vốn ngân hàng, phải vay tín dụng “đen” khiến việc sản xuất chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn.

     

    Năm 2000, gia đình ông Thành thuê thầu khu đất rộng hơn 34.000 m2 của thôn Danh Thượng, xã Danh Thắng, thời hạn 30 năm, với số tiền 21,7 triệu đồng. Từ đó đến nay, gia đình làm kinh tế trang trại và đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng với số tiền từ 15 – 17 tỷ đồng vào khu đất. Bước đầu, việc kinh doanh đã có lãi, thuê được công nhân để có thể sản xuất quy mô lớn. Từ nuôi lợn sạch theo chu kỳ khép kín, trang trại của gia đình ông Thành đã chống chọi được đợt khủng hoảng do giá thịt lợn xuống thấp vừa qua.

     

    Tuy nhiên, khi gia đình ông Thành cần vốn để phát triển, mở rộng quy mô thì hợp đồng thuê đất cũng như tài sản trên khu đất lại không được thế chấp để vay vốn ngân hàng, vì khu đất đó không có quyền sử dụng đất. Do đó, ông phải vay ngoài (tín dụng “đen”) với lãi suất khoảng 2 – 3%/tháng, gần gấp ba lần lãi suất ngân hàng. Ông Thành trăn trở: “Khó khăn về vốn do ngân hàng không đồng ý thế chấp tài sản là đất đai khiến tôi phải “gõ cửa” một số sở, ngành và chính quyền địa phương của tỉnh Bắc Giang. Nhưng tất cả chỉ hứa sẽ kiến nghị xem xét, chưa đơn vị nào đứng ra giải quyết. Những khó khăn hiện nay của tôi là phổ biến với các HTX, tổ HTX, các nông dân sản xuất giỏi. Nếu không giải được bài toán về vốn, HTX của tôi sẽ không bứt phá được”.

     

    Đó là về phía nông dân, còn về phía doanh nghiệp, ông Lê Quang Thành, Giám đốc Công ty TĂCN Thái Dương cho rằng: Chăn nuôi dành tới 20% cho các chi phí cho tài chính lãi vay. Hầu hết người chăn nuôi đều phải đi vay về sản xuất. Nếu Chính phủ muốn muốn ngành chăn nuôi phát triển thì phải giảm chi phí lãi vay. Các khâu còn lại, nhà khoa học đều có thể làm được nhưng vấn đề vốn vay thì phải giải quyết ở tầm vĩ mô.

     

    Ông Thành cũng cho biết công ty ông có 2 nhà máy thức ăn gia súc với có 8.000 con heo nái, 7 trại giống, liên kết 20 trạm ở các tỉnh để sản xuất và cung cấp giống.

     

    Ở các nước cho vay chăn nuôi 30 năm, còn Việt Nam chỉ vay 3 năm và nhiều là 7 năm thì không thể nào có đủ tiền quay vòng trả cho ngân hàng. Thủ tục pháp lý vay vốn quá nhiều, ví dụ tài sản đó phải có giao dịch đảm bảo. Muốn chứng minh tài sản đảm bảo thì quá nhiều giấy tờ.

     

    Để có 1 đồng vốn cần có 200 đồng vốn đảm bảo. Để vay 100 đồng vốn lưu động cần có 500 đồng vốn tài sản bảo đảm. Cơ chế chính sách để làm tài sản đảm bảo cho người chăn nuôi vay vốn cần thông thoáng hơn để doanh nghiệp có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

     

    “Tham vọng của chúng tôi xây dựng 15 dự án sản xuất con giống nhưng muốn vay vốn rất khó khăn. Tôi xin kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cần bố trí nguồn lực cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ; xem xét giảm lãi suất, hiện lãi suất vay được của doanh nghiệp vẫn khoảng 9% là rất cao. Có như vậy nông nghiệp mới phát triển được,” ông Thành kiến nghị.

     

    Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty Ba Huân cho biết: “Qua thực tế cho thấy chúng tôi và với thực tiễn về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là một mối quan tâm cho tất cả mọi ngành, mọi nhà máy, chúng tôi thiết nghĩ trong vấn đề tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp cần ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp sạch, sản xuất sạch. Nhiều doanh nghiệp sản xuất sạch nhưng hoặc dừng bước hoặc nhắm mắt làm ngơ bởi vì không thể chịu nổi khi nguồn vốn ngoài tầm với. Nào là thiết bị, nào là quy trình, nguồn nguyên liệu… sẽ thực sự khó khăn nếu doanh nghiệp phải gồng gánh mọi yêu cầu.

     

    “Theo tôi, thời gian tới cần phải có chính sách hỗ trợ thí điểm về nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp sạch, đó không chỉ thể hiện mối quan tâm với ngành nông nghiệp mà còn là xu hướng để có chất lượng cuộc sống.

     

    Tiếp cận vốn: Khó trăm bề!

     

    Ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân (Trung ương Hội nông dân Việt Nam) cho rằng: Đầu tư cho nông nghiệp nói chung hiện nay còn khó khăn, vướng mắc. Doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và các hộ nông dân rất khó tiếp cận nguồn vốn do nhu cầu đầu tư. Theo báo cáo của ngành ngân hàng, đến cuối tháng 6/2016, tổng dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn ước đạt 886.000 tỷ đồng, chiếm 18% dư nợ nền kinh tế; gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đến nay đạt khoảng 26.000 tỷ đồng… Như vậy cho thấy, tỷ lệ tín dụng cho nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta hiện nay còn rất thấp, trong khi đó dân số lực lượng lao động, nhu cầu và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên trong lĩnh vực còn rất lớn.

     

    Sản xuất nông nghiệp thông thường (chưa theo quy trình công nghệ cao), doanh nghiệp nhỏ, nông dân đã rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Điển hình như theo Quy định số 55/2015/NĐ-CP, những cá nhân, tổ chức được vay vốn ngân hàng không cần tài sản thế chấp nhưng bên vay vốn vẫn phải nộp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận của UBND xã chưa được cấp sổ đỏ, đất không tranh chấp… Hiện nay, nhiều hộ gia đình chưa được cấp sổ đỏ, nhiều hộ có con cái trưởng thành đã tách hộ nhưng sổ đỏ chưa tách theo hộ, vẫn chỉ đứng đứng một hộ được vay dẫn đến thủ tục hành chính rất vướng mắc.

     

    Đối với mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã đã hình thành nhưng chưa được công nhận hoặc chuyển đổi theo quy định, chưa đủ niềm tin với vốn tín dụng nên chưa tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị định số 55 của Chính phủ; nhiều hộ sản xuất trang trại mặc dù có giá trị lớn nhưng vẫn không được coi là tài sản đảm bảo nếu chưa có sổ đỏ, nên mức cho vay vẫn chỉ tối đa là 100 triệu đồng (cho vay hộ gia đình, trong khi quy định của NĐ 55, trang trại sản xuất được vay tối đa từ 1 – 2 tỷ đồng. Nghị định 55 cũng đã quy định cho vay nông nghiệp công nghệ cao nhưng hầu như doanh nghiệp nhỏ và hộ nông dân chưa vay được theo ưu đãi này.

     

    Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ, hộ nông dân sản xuất kinh doanh thông thường vay đã khó, tiếp cận vốn vay nông nghiệp công nghệ cao lại càng khó khăn hơn.

     

    Một điều nữa, đó là nông dân đã hướng đến làm ăn quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao nhưng còn số đông nông dân sản xuất theo kiểu đại trà, làm theo phong trào, theo số đông, trong khi các chính sách dự báo về thị trường lại yếu kém, đi sau hoặc không rõ ràng, không xác định… Người nông dân không được biết thị trường cần gì, muốn gì, chỉ biết là sản xuất được và tự bán được ra thị trường. Mặt khác, thói quen sản xuất hàng hóa chỉ mới hình thành ở một số vùng nông nghiệp nhất định, còn lại đa số vẫn theo tập quán, cách làm truyền thống, với kinh nghiệm cha truyền, con nối, chưa theo phương pháp, kỹ thuật mới, nhất là liên kết, hợp tác sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị.

     

    Gỡ khó bằng cách nào?

     

    TS Trần Duy Khanh (Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam) cho rằng: Để nông dân tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng và mức vay vốn có ý nghĩa hơn thì hạn mức cho vay cần nhiều hơn, tốt nhất bằng 1/2 giá trị tài sản hiện có (đất đai,chuồng trại…). Chu kỳ cho vay cũng dài hơn từ 7 – 10 năm, thậm chí 30 năm để nông dân, đặc biệt chủ trang trại yên tâm đầu tư lâu dài do thời gian thu hồi vốn trong nông nghiệp rất lâu.

     

    Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc thực sự chứ không chỉ là lời nói để tháo gỡ về cấp sổ đỏ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân.

     

    Đây là vấn đề “khó nói” nhưng đang ách tắc lớn hiện nay ở nông thôn nhiều năm chưa được giải quyết. Những trang trại ở xa dân cư cần cấp chứng nhận quyền sử dụng đất 50 năm. Làm được điều này không những giải quyết khó khăn cho nông dân mà còn tránh cả được những tranh chấp, mâu thuẫn.

     

    Chỉ có như thế mới tháo gỡ được nút thắt “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” để những người nông dân thực sự là những ông chủ, công nhân nông nghiệp công nghệ cao trên những cánh đồng.

     

    Hà Ngân

    Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn mới, chính phủ đã ban hành Nghị định 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 25/7/2015. Theo Nghị định này, hạn mức cho vay không có tài sản bảo đảm cũng được nâng lên gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định cũ.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.