Trang trại nuôi 6 tỷ con gián kiếm chục nghìn tỷ mỗi năm
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Trang trại nuôi 6 tỷ con gián kiếm chục nghìn tỷ mỗi năm

    Tại một trang trại ở Trung Quốc, số gián được nuôi còn nhiều hơn cả dân số nước này.

     

    Trang trại gián lớn nhất thế giới có trụ sở tại thị xã Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên. Nó được niêm phong như một nhà tù, khách du lịch cũng bị giới hạn khi đặt chân tới đây. Trang trại luôn trong tình trạng nóng, ẩm và tối, không bao giờ có ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng tỷ con gián phát triển mỗi năm.

     

    Nơi đây trang bị một hệ thống quản lý nhân tạo, có tính năng tự động thu thập và phân tích hơn 80 loại dữ liệu, bao gồm độ ẩm, nhiệt độ và thức ăn cho gián. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giám sát những thay đổi như sự biến đổi di truyền và các điều kiện có thể ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của gián.

     

    Trang trại nuôi 6 tỷ con gián kiếm chục nghìn tỷ mỗi năm

    Mỗi năm, trang trại này nuôi khoảng 6 tỷ con gián trưởng thành. Ảnh: HANDOUT

     

     

    Theo chính phủ Trung Quốc, mục đích chính của việc nuôi gián là để sản xuất một loại thuốc chữa bệnh, thứ đang được hàng triệu bệnh nhân nước này sử dụng mỗi năm. Ngoài ra một số cơ sở khác cũng chăn nuôi gián vì muốn cung cấp nguồn protein vào thức ăn gia súc.

     

    Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên cho biết, dự án nuôi gián đạt được rất nhiều sự đột phá về khoa học và công nghệ, xứng đáng nhận được giải thưởng khoa học quốc gia. Theo một báo cáo từ chính phủ, nông trại gián này đã đem về tổng cộng 4,3 tỷ nhân dân tệ (tương đương hơn 15,5 nghìn tỷ VND) doanh thu trong vài năm gần đây nhờ việc sản xuất những viên thuốc từ gián.Trang trại nuôi 6 tỷ con gián kiếm chục nghìn tỷ mỗi năm

    Ảnh: Yahoo News Singapore

     

    Khi gián đạt đến trọng lượng và kích thước chuẩn, nó sẽ được đưa vào máy nghiền nát để thuốc có thể phát huy hết tính năng. Loại thuốc này có màu sắc giống lá trà, vị hơi ngọt và mùi khá tanh. Tính đến nay, có khoảng hơn 40 triệu bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp, dạ dày và một số căn bệnh khác đều sử dụng loại thuốc từ gián để chữa trị. Đại diện trang trại gián tuyên bố, họ bán loại thuốc này cho hơn 4.000 bệnh viện trên khắp cả nước.

     

    Theo y học cổ truyền Trung Quốc, gián là một thành phần chữa bệnh quý. Hiện nay, tại một số vùng nông thôn, trẻ sơ sinh đôi khi vẫn ăn gián cùng tỏi để điều trị cảm sốt hoặc đau bụng.

     

    Sau hơn hai thập niên nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học tại Trung Quốc phát hiện ra hàng chục protein từ gián có khả năng chống lại bệnh tật, cùng một số hợp chất sinh hóa có giá trị tiềm năng trong y học. Trước đó, nhiều tạp chí y học cũng đề cập đến việc gián có khả năng trẻ hóa. Nó có thể kích thích sự tái phát triển của các mô tổn thương trên da và niêm mạc.Trang trại nuôi 6 tỷ con gián kiếm chục nghìn tỷ mỗi năm

    Theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân bị viêm dạ dày hồi phục nhanh hơn khi sử dụng thuốc chế biến từ gián. Ảnh: HANDOUT

     

    Một nhà nghiên cứu công tác Viện Materia Medica thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAMS) ở Bắc Kinh, người từng có kinh nghiệm về các loại thuốc liên quan đến gián, cho biết: “Thuốc này không phải là thần dược chữa bách bệnh. Nhưng hiệu quả của nó đối với một số triệu chứng là hoàn toàn chính xác”.

     

    Tuy vậy, những viên thuốc này khi bày bán lại không ghi rõ thành phần cụ thể là gián. “Nguồn nguyên liệu này đối với hầu hết mọi người mà nói thì nó khá kinh tởm. Đó là lý do vì sao một số nước lại không dùng nó. Ngay cả ở Trung Quốc, hầu hết bệnh nhân đều không biết chúng có nguồn gốc từ gián“, nhà nghiên cứu nói thêm.

     

    Ngay sau khi các bài viết về loại thuốc này được chia sẻ, những cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi trên các diễn đàn.!Một số bệnh nhân từng tiêu thụ thuốc cho hay, họ hoàn toàn không biết gì về viên thuốc khi sử dụng. “Sự thật này tôi không nên biết thì hơn”, “Tôi không biết về nguồn gốc của nó, nhưng dù sao bệnh của tôi cũng khỏi sau khi dùng nó“, một vài người bình luận.

     

    Ngọc Bích (Theo SCMP)
    Nguồn: Saostar

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.