Trứng hạ giá chỉ còn 800 đồng/quả: Cay đắng chịu lỗ 300-500 đồng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Trứng hạ giá chỉ còn 800 đồng/quả: Cay đắng chịu lỗ 300-500 đồng

    Doanh nghiệp kinh doanh miếng thịt heo, năm lần bảy lượt bị tố ăn dày, mới quyết định hạ giá. Nay, đến quả trứng cũng đồng cảnh ngộ.

     

    Suốt trong thời gian sáu tháng trở lại đây, nông dân nuôi gà đẻ phải bấm bụng bán quả trứng dưới giá thành, lỗ chỏng vó nhưng vào siêu thị, người dùng vẫn phải mua trứng với giá cao ngất…

    Trứng hạ giá chỉ còn 800 đồng/quả: Cay đắng chịu lỗ 300-500 đồngQuả trứng gà từ trại ra tới tay người tiêu dùng tăng gấp đôi, giới kinh doanh lời còn người nông dân lỗ.

     

    Không khó để tập hợp mặt bằng chung của giá trứng trong sáu tháng qua, chỉ ở mức 800 đồng đến trên dưới 1.000 đồng mỗi quả. Trừ hết các khoản chi phí, người chăn nuôi lỗ ròng từ 300 – 500 đồng. Một quả trứng nhỏ nhoi, chỉ bằng các cổ chai nước mà gánh khoản lỗ lên đến mấy trăm đồng, thì quả là quá cay đắng cho người nông dân. Anh Sáng, một người chăn nuôi gà đẻ ở Đồng Nai, cho biết gia đình anh có trại gà đẻ ngót nghét 40.000 con, mỗi ngày thu vào 25.000 – 28.000 quả trứng và cứ cho mỗi quả hiện lỗ 300 đồng thì cũng bị âm vốn gần 10 triệu.

     

    Cũng như con heo, đầu ra quả trứng đang rơi vào bế tắc do lượng trứng tồn kho trong doanh nghiệp, đại lý, các chủ trại… còn quá lớn, tiêu thụ không xuể. Ngoài nguyên nhân đàn gà đẻ tăng nhanh trong khoảng một năm trở lại đây, dẫn đến cung vượt cầu, việc cả xã hội chú ý vào con heo, nhà nhà gia tăng tần suất ăn thịt heo, cũng gián tiếp đẩy quả trứng vào khủng hoảng. Bên cạnh đó, đây đang là dịp nghỉ hè, thị trường vào mùa tiêu thụ thấp điểm nên lượng trứng sản xuất ra cứ mỗi ngày dư theo cấp số nhân. Một số doanh nghiệp buộc phải chuyển trứng tươi qua làm bột trứng cung cấp nguyên liệu chế biến các loại thực phẩm dành cho người, thậm chí, làm nguyên liệu thức ăn thuỷ sản, chăn nuôi…

     

    Thị trường trứng sỉ ế ẩm là vậy, nhưng giá trứng lẻ đến tay người tiêu dùng vẫn quá cao. Tại các chợ truyền thống, cửa hàng, tạp hoá, giá trứng gà loại 1 dao động từ 1.700 – 2.000 đồng/quả, trong khi hệ thống siêu thị phổ biến ở mức trên 2.200 – 2.400 đồng/quả. Rõ ràng, một quả trứng từ trại giá chỉ có trên dưới 1.000 đồng, nhưng người dùng khi vào siêu thị phải mua mắc hơn gấp đôi là quá phi lý, vì tính ra, cộng hết tất cả chi phí như tiền hộp, tiền công nhân, điện, nước, lãi suất, vận chuyển, chiết khấu thì cùng lắm cũng cỡ khoảng 500 đồng. Một số doanh nghiệp có thể giải thích do họ ký hợp đồng giá cao với nông dân, những 1.500 – 1.600 đồng/quả, nên việc bán hơn 2.000 đồng như hiện tại là hợp lý. Nhưng thử hỏi, trong số hàng ngàn nông dân nuôi gà đẻ có mấy người được doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ giá cao. Nếu ký hợp đồng hết thì mặt bằng giá trứng phải cao, chứ không thể dưới giá thành trong suốt thời gian như vậy.

     

    Cũng như mặt hàng thịt heo đang được “bình ổn” với giá cao, nay đến quả trứng cũng vậy. Tuy giá ở trại vẫn “tròn trịa” ở mức rất thấp, nhưng qua vài tầng nấc trung gian, người ta lại khiến cho giá cả của nó bị méo mó. Doanh nghiệp kinh doanh trứng vẫn có thể tự giảm giá trứng mà không cần chờ đến yêu cầu của cơ quan chức năng, như cách mà doanh nghiệp kinh doanh thịt heo đang làm. Họ chủ động hạ giá thịt heo, dù thông qua các chương trình cũng tạm chấp nhận được. Doanh nghiệp kinh doanh trứng, nếu “đã trót” ký hợp đồng giá cao với một số nông dân, thì lúc này, bằng cách này hay cách khác họ vẫn có thể hạ giá trứng bán lẻ. Họ có thể hy sinh chút xíu lợi nhuận để cùng nông dân vượt qua khó khăn. Kinh doanh như vậy mới bền vững, mới sòng phẳng với thị trường. Chứ còn, cũng là đối tác của nhau mà một người thua lỗ triền miên, còn người kia nhởn nhơ báo lãi. Là người ai làm vậy!

     

    Bảo Ngọc

    Nguồn: Thế Giới Tiếp Thị

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.