Tương lai nào cho gà đặc sản? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Tương lai nào cho gà đặc sản?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong khi chăn nuôi gà công nghiệp bấp bênh, lợi nhuận thấp, nhiều giai đoạn người chăn nuôi thua lỗ vì rớt giá, thì một bộ phận nông dân đã hướng về chăn nuôi những giống gà đặc sản, luôn giữ được giá bán cao. Không những thế, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng thế mạnh của ưu thế lai kết hợp khoa học công nghệ hiện đại nhằm phát triển những con gà đặc sản để trở thành hàng hóa có giá trị cao. Song, cần đánh giá thực chất vai trò của gà đặc sản trong ngành chăn nuôi.

    Gà Hồ – đặc sản của huyện Thuận Thành, Bắc Ninh nổi tiếng cả nước

     

    Hướng đi để cạnh tranh?

     

    Việt Nam có nhiều loại gà bản địa mang tính đặc sản như gà Hồ, gà Đông Tảo, gà HMông, gà ri Lạc Thủy, gà Tiên Viên, gà tre, gà Gò Công… Chúng mang bản sắc của dân tộc, cụ thể như hình ảnh con gà Hồ trên tranh Đông Hồ đã trở thành “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam. Con gà chín cựa có trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh… Những giống gà trên có đặc điểm là thịt thơm ngon, sức sống chịu cao…nên được nhiều người ưa chuộng, giá bán cao gấp nhiều lần gà công nghiệp.

     

    Trong thời hội nhập sâu rộng, chăn nuôi gà thịt công nghiệp khó cạnh tranh trước thịt gà nhập khẩu giá rẻ tràn vào nước ta. Bởi vậy, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhận định, thúc đẩy chăn nuôi các giống gà ta, gà cổ truyền của người Việt là hướng đi để cạnh tranh, cứu ngành chăn nuôi trước sự tấn công của thịt gà ngoại.

     

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế tin tưởng những sản phẩm mang tính đặc sản: “Chúng ta có những đặc sản nên không sợ sự cạnh tranh như gà đi bộ, bưởi da xanh, vịt trời. Chúng ta có thể thắng trên trên sân nhà về thịt heo, thịt gà”.

     

    Thực tế cho thấy, thời gian qua, nhờ phát triển những giống gà đặc sản mà nhiều vùng chăn nuôi đã khởi sắc nhanh chóng về kinh tế. Điển hình như tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên, với giống gà Đông Tảo; thị trấn Hồ Thuận Thành Bắc Ninh với con gà Hồ; xã Tiên Phong (Duy Tiên, Hà Nam) với con gà Móng; hay con gà Mía ở TX Sơn Tây (Hà Nội)…Những con gà đặc sản có giá trị lên tới vài triệu, thậm chí hàng chục triệu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi.

     

    TS. Võ Văn Sự, Chi hội động vật quý hiếm, Hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định: Do dễ nuôi và ít vốn hơn để nuôi so với các loài vật nuôi khác, nên phát triển chăn nuôi gà đặc sản trong giai đoạn vừa qua khá nổi trội. Đặc biệt khi các nguồn gà nhập từ nước ngoài về có vấn đề về ATTP và chất lượng không phù hợp với thói quen ẩm thực của người Việt nam.

     

    Song, một chuyên gia về chăn nuôi đưa ra quan điểm: Thị trường tiêu thụ của gà đặc sản là là hẹp (phần lớn dựa vào thói chơi trong lễ hội hoặc thói quen của dân ưa nhậu). Hơn nữa chất lượng thịt không chỉ phụ thuộc vào bản chất gen mà còn phụ thuộc rất lớn vào chế độ nuôi dưỡng. Khả năng đáp ứng thị trường của các giống gà nội thấp do lớn chậm, nên người nuôi thường buộc phải nuôi nhanh bằng thức ăn công nghiệp. Do đó chất lượng sản phẩm cũng rất không ổn định. Các mô hình nuôi gà Hồ, gà Đông Tảo … còn quá ít và bé, không thấm thía với đòi hỏi thị trường hiện nay. Gà đặc sản chỉ phù hợp với các thị trường nhỏ, riêng biệt từng vùng, nhất là các vùng cao. Không nên quá lạc quan về khả năng cạnh tranh của chúng với các giống ngoại được nuôi công nghiệp của các công ty lớn hỗ trợ từ khâu giống đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

     

    Doanh nghiệp đi đầu

     

    Gà đặc sản cũng đang là đích nhắm của nhiều doanh nghiệp khi gà công nghiệp lông trắng đã hết thời và người tiêu dùng thích những giống gà bản địa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện tổng đàn gia cầm của cả nước khoảng 300 triệu con, trong đó chiếm 20 – 25% là gà công nghiệp lông trắng; 15 – 20% là gà đẻ trứng, còn lại chiếm khoảng 50 – 60% là gà lông màu mang gen bản địa.

     

    Hiện nay, các công ty cung cấp giống gà màu chủ yếu của nước ta như gà giống Dabaco, giống gia cầm Minh Dư, giống gia cầm Lượng Huệ, gà giống Phùng Dầu Sơn, Cây tre vàng Việt Nam…

     

    Các giống gà màu đều sử dụng nguồn gốc từ giống gà đặc sản của nước ta như: gà Mía, gà Ri, gà Chọi, gà Đông Tảo, gà Hồ, gà tre… trên cơ sở kết hợp ưu thế lai với giống gà mái nền Lương Phượng nhập ngoại.. Bởi giống gà này đẻ tốt, tốc độ sinh trưởng khá nhanh nên khi lai tạo với trống các giống gà đặc sản của Việt Nam như trên sẽ ra con lai F1 được cả về tốc độ sinh trưởng lẫn mẫu mã, hình thức và chất lượng thịt.

     

    Điển hình như công ty giống gia cầm Lượng Huệ mỗi năm sản xuất gần 20 triệu gà giống luôn đặt trọng tâm vào phát triển các giống gà nội địa (tre ri, đen, chọi, lương phượng, lương phượng…) với tỉ lệ thuần chủng khoảng 70%. Còn tại công ty MTV Gà giống Dabaco, trước đây công ty chuyên sản xuất con gà lông trắng có nguồn gốc nước ngoài… Nhưng từ năm 2008, doanh nghiệp nhận thấy tập quán, thói quen và văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam không thể bỏ được con gà lông màu nên chuyển hướng nghiên cứu… Song có ý kiến của một chuyên gia cho rằng, việc nuôi các giống gà đặc sản phải gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, vì vậy việc lai giống phải thận trọng không thể tùy tiện. Nếu không sẽ đánh mất nguồn gen quý do đã lai tạo F1 không ổn định và các công ty sẽ loại bỏ khi không đạt được như ý muốn.

     

    Phát triển thương hiệu

     

    Chia sẻ với phóng viên Chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Chung, Giám đốc HTX Chăn nuôi gà Hồ, thị trấn Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh cho biết ông rất tin tưởng vào tương lai sáng của con gà Hồ. Sau thời gian vất vả giữ gìn giống gà Hồ quý khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Hồ có khoảng 100 hộ nuôi gà Hồ, trong đó nhà nhiều khoảng 200 con, nhà ít khoảng 50-70 con với tổng đàn gà lên tới 2000-3000 con.

     

    Mới đây thương hiệu gà Hồ, Thuận Thành – Bắc Ninh cũng đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy phép. Việc công nhận nhãn hiệu tập thể đối với gà Hồ có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn, phát triển nguồn gen quý, góp phần quảng bá thương hiệu gà Hồ đến đông đảo nhân dân trong cả nước; đồng thời nâng cao giá trị kinh tế cho người chăn nuôi.

     

    Giang Tuấn Vũ, một 9X nổi tiếng nuôi gà Đông Tảo kiếm tỷ bạc mỗi năm ở Hưng Yên. Thời gian gần đây, khi con gà Đông Tảo được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi, tính trung bình, mỗi năm trang trại gà của Vũ cung cấp khoảng 10.000 con gà giống và 3000 gà thịt. Đặc biệt, tháng Tết, số lượng có thể lên tới 500-600 con/ tháng với giá 250-300.000 đồng/con. Gà biếu của Vũ có giá từ 2-7 triệu đồng/con. Hiện nay, gà Đông Tảo của anh Vũ đã được phân phối khắp cả nước, ở nhiều nhà hàng cao cấp.

     

    Đầu tư bài bản, kỳ công trong cách chọn giống, chăm sóc, dinh dưỡng, áp dụng thụ tinh nhân tạo, anh Vũ để tạo ra con gà chất lượng cao bán giống cho bà con cũng như gà thương phẩm. Để đẩy thương hiệu của mình lên, anh Vũ còn ưu tiên bán gà trên mạng.

     

    Hiện nay, trên website, facebook Vũ thường xuyên đăng bài quảng bá gà Đông Tảo cũng như như trao đổi kinh nghiệm với các anh em chăn nuôi khác.

     

    Đi theo thị trường ngách, đó là chế biến thịt và đóng hộp loài gà đặc sản là gà ác mà công ty TNHH sản xuất Thực phẩm công nghệ Bảo Long, TP Hồ Chí Minh có chỗ đứng vững trên thị trường.

     

    Ưu thế của công ty là lượng hóa giữa thịt gà ác cùng hơn 20 vị thuốc bắc như: nhân sâm, nấm linh chi, kỷ tử, đại táo… trong từng hộp gà, giúp người sử dụng có thể hấp thu được tốt nhất. Với nhiều sản phẩm như: gà ác hầm ngũ vị, gà ác tiềm thuốc bắc, gà ác hầm linh chi, nước cốt gà ác hầm linh chi, pate gan gà ác… Sản phẩm đóng hộp với chất lượng đồng đều, mở hộp ăn ngay không phải chế biến thêm.

     

    Chính vì vậy mà sản phẩm gà ác đóng hộp của Bảo Long chiếm phần lớn thị trường đồ hộp trong nước, hiện được bán rộng rãi tại các siêu thị, nhà hàng, nhà thuốc đông dược, shop thực phẩm, cũng như đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

     

    Trao đổi với PV Chăn nuôi Việt Nam, TS Võ Văn Sự, Chi hội Động vật quý hiếm, cho rằng: Để phát triển những dòng gà đặc sản này, người chăn nuôi cần thiết phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap – hoặc Globalgap. Và nếu có thể nuôi theo kiểu không kháng sinh, ăn mỗi rau xanh, hữu cơ

     

    Mặt khác, cần nuôi quy mô lớn hơn. Đảm bảo sự đồng đều hơn (chọn lọc một số cá thể đáp ứng nhu cầu thị trường để gây đàn thương phẩm). Đưa thêm mẫu mã (dòng) nhiều hơn, tránh chỉ có 1 loại hàng chục năm. Thí dụ năm nay gà Hmông đen tuyền, sang năm gà Hmông màu trắng..Nghiên cứu chất lượng sản phẩm. Tăng cường các kiểu chế biến. Tích cực tuyên truyền nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông.

     

    Hà Ngân

    “Mình vẫn đang tập trung phát triển cho gà Đông Tảo, bởi đây là một giống gà quý hiếm của Việt Nam chẳng hề thua kém các loại thịt nào trên thế giới. Và mình mong muốn đưa gà Đông Tảo có thể sánh ngang thịt bò Kobe, bò Úc đã nức danh toàn cầu”. – Giang Tuấn Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Đặc sản Việt Nam chia sẻ.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.