Vacxin kháng thể HANVET-K.T.E Hi Plus với bệnh viêm ruột hoại thư và tiêu chảy do clostridium perfringens trên lợn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Vacxin kháng thể HANVET-K.T.E Hi Plus với bệnh viêm ruột hoại thư và tiêu chảy do clostridium perfringens trên lợn

    (Necrotic Enteritis, Clostridium Enterotoxemia)

     

    1. Mô tả

     

    Bệnh viêm ruột hoại thư do vi khuẩn Clostridium perfringens ở lợn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm, thường gặp ở lợn con sơ sinh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi lợn, nhưng nghiêm trọng nhất, gây chết nhanh, chết nhiều ở lợn dưới 7 ngày tuổi.

     

    C. perfringens hiện diện ở khắp nơi trong đất, phân, nền chuồng dưới dạng nha bào và gây bệnh hầu hết các loại vật nuôi cũng như người.

     

    Lợn con sơ sinh có thể nhiễm vi khuẩn qua miệng hay cuống rốn ngay lúc vừa sinh và gây bệnh (nhiễm độc) trong 24 giờ đầu đời, gây ỉa chảy ra máu dữ dội và tử vong.

     

    2. Nguyên nhân

     

    Do vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens gây ra. Là vi khuẩn gram (+), hình que lớn, tạo nha bào. Nha bào rất bền vững ở ngoài môi trường, nhiệt độ và một số hóa chất khử trùng. C. perfringens có nhiều ở đất, phân.

     

    C. perfringens có 2 type gây bệnh là type A và type C. Type A sản sinh 2 độc tố alpha (α-Toxin) và độc tố đường ruột (Enterotoxin), chủ yếu gây tiêu chảy ở lợn cai sữa, lợn choai và lợn nái. Type C tăng sinh, sản sinh độc tố beta (β-Toxin) gây hoại tử niêm mạc và xuất huyết ruột cấp tính nặng nề. Chủng này chủ yếu gây bệnh ở lợn con theo mẹ dưới 7 ngày tuổi, đặc biệt ở lợn sơ sinh trong 24-72 giờ đầu đời, không được bú sữa đầu. Bệnh thường ở thể quá cấp làm chết nhanh, chết hàng loạt lợn con.

     

    3. Gây bệnh

     

    C. perfringens typ C xâm nhập qua miệng, dạ dày, vào hồi tràng và kết tràng của lợn con trong 0-24 giờ sau sinh. C. perfringens nhân lên nhanh chóng và sản sinh độc tố phá hủy tế bào niêm mạc lông nhung ruột non, gây mất mất nước, rối loạn điện giải, mất máu nghiêm trọng và dẫn đến tử vong nhanh.

     

    C. perfringens còn có thể xâm nhập qua cuống rốn, vết thương sâu và tăng sinh nhanh, sinh độc tố gây hoại tử hệ mô, cơ, sinh khí (ung khí thán).

     

    Nếu lợn con được tiếp cận (bú) sữa đầu sớm sau sinh (trong 12 giờ) từ nái mẹ được tiêm vacxin phòng Clostridium sp. thì sẽ ngăn ngừa được sự xâm nhập của vi khuẩn và phát triển bệnh. Từ ngày thứ 2 trở đi, độc tố này dễ bị phá hủy bởi men tiêu hóa dạ dày nên bệnh bớt trầm trọng hơn với lợn con trên 3 ngày tuổi.

     

    Typ C có thể gây bệnh thể mạn tính ở lợn lớn hơn từ 2-6 tuần tuổi.

     

    4. Triệu chứng lâm sàng

     

    Bệnh có thể tiến triển ở thể siêu cấp tính, cấp tính, á cấp tính hoặc mạn tính.

     

    Thể siêu cấp tính: Chỉ gặp ở lợn sơ sinh 12-36 giờ sau sinh do hệ thống phản vệ non ớt, nhiễm khuẩn, không được bú sữa đầu sớm hay lợn mẹ không có miễn dịch. Lợn con sinh ra hoàn toàn bình thường, nhưng nếu nhiễm C. perfringens thì chết đột ngột trong vòng 12-24 giờ sau khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên.

     

    Các thể khác thường gặp ở lợn 2-3 ngày tuổi hay lớn hơn với các triệu chứng viêm xuất huyết ruột, tiêu chảy dữ dội, phân lẫn máu và niêm mạc bong tróc màu đỏ nâu như rượu vang. Lợn bệnh yếu đi nhanh chóng, suy kiệt, quỵ và chết. Trước khi chết, thân nhiệt thấp dưới mức bình thường (~35°C).

     

    Ở lợn 2-6 tuần tuổi, bệnh thường ở thể mạn tính, triệu chứng nhẹ hơn, ỉa chảy ra máu thường kéo dài tới 1 tuần, song tỷ lệ chết cũng khá cao.

    Lợn con tiêu chảy ra máu

     

    Lợn con chết nhanh, bụng chương căng, những vệt đen dưới bụng hai bên đường trắng do cơ bụng bị tổn thương, sinh khí.

    Lợn chết do chướng hơi sinh khí.

    Ở bụng, dọc 2 bên đường trắng thường có những vệt đen.

     

    5. Bệnh tích 

    Viêm hoại tử ruột nặng. Thành ruột mỏng, ruột phồng (kết tràng) sưng to, màu đỏ thẫm.

    Trong ruột chứa đầy các thức ăn nhão nhoét, màu đỏ máu thẫm.

     

    6. Chữa trị bệnh

     

    Tách lợn con bệnh để chữa trị, quản lý chăm sóc và chữa đón đầu hạn, chế lây lan.

     

    Phát hiện sớm và can thiệp ngay sau khi phát hiện bệnh, khi đường ruột chưa bị tổn thương nhiều bằng kháng sinh nhóm Penicillin, tốt nhất là Penicillin tác dụng kéo dài:

     

    • Stepen LA hay Hanstapen, Hanmolin LA, Han-Procillin-300.
    • Han-Quinome 2,5%: 1 ml/10 kg TT., tiêm ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
    • Clafotax-1: 1 lọ 1 g/20 kg TT., ngày tiêm 1-2 lần, liên tục 3-5 ngày.
    • Hanceft: 1 ml/10 kgTT, tiêm ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.

     

    Kết hợp dùng HANVET-KTE plus. Uống Thuốc điện giải pha nước uống theo nhu cầu, liên tục 5-7 ngày để chống mất nước, cân bằng điện giải và giải độc.

     

    Những lợn khác (khỏe) trong đàn sử dụng ngay Kháng thể HANVET-K.T.E hi Plus. Nếu lợn dưới 3 ngày tuổi có thể cho uống 4 ml/con; với lợn lớn hơn thì tiêm tiêm phúc xoang (không tiêm bắp!) với liều  0,5 ml/kg TT., mỗi ngày 1 lần, liên tục 3-4 ngày.

     

    Kết hợp tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực và thuốc cầm máu, thuốc điện giải: Han-Tophan 2-3 ml/con; Vitamin K: 1 ml/10 kgTT.; Vit.B-complex

     

    7. Phòng bệnh

     

    Vệ sinh ô đẻ khô ráo, ấm áp, sạch sẽ và khử trùng trước khi đưa nái đẻ vào.

     

    Thu gom phân, rác, chất thải và xử lý đúng quy định. Định kỳ phun thuốc tiêu độc khử trùng bằng Hanlusep BGF, hoặc Han-Iodine10%, HankonWS, mỗi tuần 2-3 lần khu vực chuồng nuôi và môi trường xung quanh.

     

    Cho tất cả lợn con bú sữa đầu ngay sau sinh càng sớm càng tốt.

     

    Cắt rốn, bấm răng và sát trùng cho lợn con bằng Han-Iodine 10%.

     

    Biện pháp quan trọng để phòng bệnh cho lợn con là tiêm Vacxin CLOS-COLI cho nái chửa để có kháng thể mẹ truyền cho con. Hoặc, cho lợn con uống kháng thể HANVET-K.T.E hi Plus ngay trong 12 giờ đầu sau sinh, như sau:

     

    Với nái chửa:

     

    • Lợn nái lần đầu tiêm Vacxin CLOS-COLI: Tiêm 2 mũi, lần 1 vào 4-5 tuần và  mũi 2 vào 2-3 tuần trước đẻ.
    • Nái đã tiêm Vacxin CLOS-COLI, chỉ cần tiêm 1 mũi 3-4 tuần trước đẻ.

     

    Vacxin CLOS-COLI do HANVET sản xuất là vacxin nhị giá, ngoài phòng bệnh viêm ruột hoại thư do C. perfringens sp. còn phòng cả bệnh viêm ruột ỉa chảy (phân trắng) do E.coli gây ra ở lợn con sơ sinh, theo mẹ.

     

    Đối với lợn con: Phòng đón đầu cho cả đàn bằng kháng thể HANVET-KTE hi Plus trong 12 giờ đầu sau sinh, với liều 2 ml/con. Có thể nhắc lại cũng liều này sau 2-3 ngày.

     

    Kháng thể HANVET-K.T.E hi Plus là kháng thể đặc hiệu có tác dụng nhanh, mạnh trung hòa các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, độc tố). Ngoài phòng và chữa bệnh do C. perfringens sp. còn phòng và chữa bệnh do E.coli gây tiêu chảy phân trắng ở lợn con. Kháng thể dùng an toàn và hiệu quả ngay sau khi sử dụng.

     

    Thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt với Vit. ADE tan, Hanminvit super, B-Complex….

    Vacxin Clos-Coli plus  

    Kháng thể HANVET-K.T.E Hi Plus  

     

    TS Nguyễn Đức Lưu 

    Công ty HANVET

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.