Xu hướng dinh dưỡng gia cầm trong tương lai - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Xu hướng dinh dưỡng gia cầm trong tương lai

    Trong hội nghị chuyên đề về dinh dưỡng gia cầm tại châu Âu vừa qua, 1500 đại biểu đã cùng nhau thảo luận và đưa ra những tiên đoán về xu hướng trong tương lai gần của ngành chăn nuôi gia cầm căn cứ vào những nghiên cứu trong các trường đại học và trong các tổ chức thú y trên khắp thế giới.

     

    Dưới đây là 6 xu hướng chính mà đa phần các đại biểu tin rằng sẽ ảnh hưởng đến chăn nuôi gia cầm trong tương lai gần.

    Xu hướng dinh dưỡng gia cầm trong tương lai

     

    1. Dinh dưỡng và di truyền học biểu sinh trong chăn nuôi gia cầm

     

    Di truyền học là ngành khoa học nghiên cứu các phản ứng tổng hợp bộ gen (AND) của bố và mẹ, trong khi di truyền học biểu sinh là một nhánh mới chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố gây stress như môi trường, ngoại cảnh, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống…lên biểu hiện của hệ gen.

     

    Nghĩa là các yếu tố stress đó có thể làm “tắt” vài gen và để cho vài gen khác hoạt động. Trong thực tế, sự thay đổi biểu hiện gen này có thể di truyền cho ít nhất tới 2 thế hệ tiếp theo.

     

    Tiến sĩ Ferket từ Đại học Bắc Carolina – Hoa Kỳ và Tiến sĩ Haron từ Đại học Hebrew ở Jerusalem – Israel còn cho biết, các yếu tố gây stress trong quá trình ủ trứng còn có thể làm cho gà sau khi nở có khả năng kháng lại stress nhiệt tốt hơn.

     

    Như vậy có nghĩa là một chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, mất cân bằng gây stress cho gia cầm mái có thể ảnh hưởng cả đến đời con, cháu. Vì vậy, trong chăn nuôi gia cầm chế độ ăn uống của gia cầm giống là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần chú ý nếu không muốn ảnh hưởng tới chất lượng đời sau.

     

    2. Dinh dưỡng từ giai đoạn phôi bào (trứng)

     

    Tiêm các dưỡng chất dạng nước (dung dịch ovo) cho trứng trong quá trình ấp nở nhằm làm tăng chất lượng cho đàn gà con sau khi nở là một kỹ thuật rất sáng tạo được nghiên cứu gần 20 năm nay.

     

    Xu hướng này chắc chắn sẽ được ứng dụng nhiều trong tương lai ngành chăn nuôi gia cầm vì theo tiến sĩ Ferket, nếu có thể tác động lên gà ngay từ giai đoạn ấp nở thì số ngày nuôi càng giảm và thời gian tiếp thị thịt gà tới người tiêu dùng càng ngắn.

     

    Dinh dưỡng từ giai đoạn phôi bào có thể được coi là cuộc cách mạng trong ngành chăn nuôi gia cầm. Giống như sự phát triển của premix trong dinh dưỡng vật nuôi trước kia, các dung dịch ovo cung cấp chất dinh dưỡng và các hợp chất có hoạt tính sinh học khác giúp tăng cường dưỡng chất có trong trứng.

     

    Các chất dinh dưỡng này bao gồm từ carbohydrate đến amino axit, vitamin và khoáng chất, ngoài ra, các chất như probiotic và các hợp chất như axit butyric hoặc IGF-1 cũng đang được thử nghiệm với kết quả đầy hứa hẹn.

     

    Để kỹ thuật này trở thành xu hướng chủ đạo trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, chúng ta cần rất nhiều nghiên cứu và hiểu biết rõ ràng hơn nữa về quy trình chi tiết và lợi ích cụ thể của nó.

     

    3. Giác quan điều tiết hàm lượng chất dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm

     

    Gia cầm được coi là loài có khả năng cảm nhận hương vị kém hơn động vật có vú. Nhưng theo Tiến sĩ Roura từ Đại học Queensland tại Australia, khái niệm này là khá lỗi thời. Trên thực tế, số lượng các vị giác trong khoang miệng của gia cầm trên một đơn vị khối lượng không hề thấp hơn so với động vật có vú. Trong khi đó, các nghiên cứu cho thấy có một hệ thống các chất hóa học đa dạng tồn tại trong cơ thể gia cầm với tác dụng điều chỉnh lượng chất dinh dưỡng.

     

    Tuy vậy cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có nhiều hiểu biết về cách thức mà gia cầm sử dụng bộ máy cảm giác của mình để kiểm soát hàm lượng các chất dinh dưỡng và lượng thức ăn ăn vào.

     

    Một sự hiểu biết rõ ràng hơn về vấn đề này chính là chìa khóa giúp chúng ta có thể cung cấp chính xác lượng chất dinh dưỡng mà con vật cần (không thừa không thiếu), từ đó năng suất chăn nuôi gia cầm sẽ được cải thiện rõ rệt.

     

    4. Mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe của con vật trong chăn nuôi gia cầm

     

    Mặc dù ruột chứa nhiều vi khuẩn hơn các tế bào trong cơ thể của mỗi gia cầm nhưng theo Tiến sĩ Van Immerseel từ Đại học Ghent – Bỉ, thì đó chính là những vi khuẩn gắn liền với hàng rào niêm mạc nên được quan tâm nhiều nhất khi nói về mối liên hệ giữa vi sinh vật với sức khỏe của của con vật trong chăn nuôi gia cầm.

     

    Ví dụ như loại vi khuẩn tạo ra axit butyric, đang được nuôi dưỡng bởi các sản phẩm từ quá trình phân hủy xylan (chẳng hạn như thông qua hoạt động của Enzyme có trong thức ăn hoặc Enzyme được sinh ra bởi các vi khuẩn khác trong ruột) giải phóng axit butyric. Axit lên men đơn giản sau đó được hấp thụ bởi các tế bào biểu mô ruột làm giảm viêm, tăng sự gia tăng tế bào biểu mô và tăng sức đề kháng của ruột – tất cả đều dẫn đến tăng cường sức khỏe của đường ruột trong chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra, axit butyric còn đóng vai trò là một phân tử tín hiệu làm giảm tính độc của Salmonella.

     

    Các hợp chất khác có thể mang lại những kết quả có lợi tương tự, và xu thế của tương lai chính là điều chỉnh thức ăn mà gia cầm ăn vào để giúp hệ vi sinh vật sản sinh ra những chất có lợi cho cơ thể, giúp gia cầm khỏe mạnh hơn.

     

    5. Thức ăn có chứa Enzyme tiêu hóa 130kg chất xơ

     

    Mỗi tấn thức ăn gia cầm chứa khoảng 130 kg chất xơ – thành phần mà nếu không có nó thì gia cầm có thể sẽ có chỗ để chứa đựng và hấp thu thêm các chất dinh dưỡng cũng như các chất cung cấp nhiều năng lượng hơn.

     

    Trong số 130kg đó, xylans chiếm khoảng 50-70%. Như vậy, theo tiến sĩ Choct từ Đại học New England tại Australia, đây vẫn là mục tiêu của NSP enzyme (là những enzyme chống lại phân tử polysaccharides không tinh bột) trong tương lai gần.

     

    Các thành phần khó tiêu hóa chủ yếu là cellulose, pectin và lignin, tất cả các thành phần trên đều rất khó bị phá vỡ kết cấu trong thời gian ngắn di chuyển trong hệ tiêu hóa của gia cầm.

     

    Có vẻ như những thách thức lớn trong công nghệ xylanase (là loại enzyme có khả năng thủy phân đường xylose với hiệu suất cao và có ảnh hưởng tới quá trình thủy phân xylan) là đặc trưng cho hơn 2000 xylanaz sẵn có và làm thế nào để hiểu được sự biến đổi của xylans trong ngũ cốc thông thường và làm thế nào để kết hợp enzyme với chất nền của nó.

     

    Mặc dù xylanases hiện đang được sử dụng để giảm độ nhớt trong ruột, nhưng trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, nó cũng đang được nghiên cứu phối hợp sử dụng với vai trò giống như probiotics.

     

    Một điều thú vị nữa cũng cần được lưu ý ở đây chính là việc sử dụng xylo-oligosaccharides đã được kết nối với các tác dụng có lợi trên vi khuẩn sản xuất butyrate trong ruột.

     

    6. Yêu cầu về phospho trong chăn nuôi gia cầm (cụ thể là trên gà broilers)

     

    Phospho vẫn là một chủ đề thịnh hành trong nhiều năm tới, không chỉ vì phospho dư thừa là một mối nguy hiểm cho môi trường tự nhiên mà còn vì phospho vô cơ hiện có giá khá cao và sẽ ngày càng tăng hơn nữa. Trong khi đó, các nhà sản xuất enzyme tiếp tục đầu tư vào phytase (là enzyme có tác dụng làm tăng hấp thu phospho trong cơ thể lên đến 60%).

     

    Như vậy trong một ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm mà lợi nhuận được tính bằng từng đồng đô la một thì việc đánh giá đúng về nhu cầu phospho – loại nguyên liệu đắt thứ 3 trong số các nguyên liệu bổ sung vào thức ăn chăn nuôi – là một việc làm vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng.

     

    Các nhà nghiên cứu tại INRA, Pháp bao gồm tiến sĩ Khaksar, Meda và Narcy đã phát hiện ra bốn khía cạnh sau đây về phospho có sẵn trong chăn nuôi gia cầm:

     

    1. Nhu cầu phospho mà 1 con gia cầm cần để duy trì duy trì cơ thể: dưới 10% trên tổng số toàn bộ phospho gà hấp thu trong suốt cả cuộc đời.

     

    2. Vai trò của phospho có liên quan nhiều đến trọng lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng của gia cầm.

     

    3. Các nhu cầu về phospho vẫn duy trì liên tục trong 30 ngày đầu tiên sau khi nở, sau đó giảm dần.

     

    4. Lượng phospho mà mỗi con gia cầm cần trung bình khoảng 0,07-0,48g/ngày từ khi nở cho đến tuổi trưởng thành.

     

    Những dữ liệu này đã được xác nhận với dữ liệu từ các thí nghiệm về chăn nuôi gia cầm được tiến hành giữa năm 2012 và năm 2015.

     

    Trên đây chỉ là một phác thảo ngắn gọn về những chủ đề mà chúng tôi coi là quan trọng nhất, hay đúng hơn là sáng tạo nhất và theo chúng tôi, chúng sẽ là những xu thế của ngành chăn nuôi gia cầm trong nay mai.

     

    Biên dịch: VietDVM team (Theo Wattagnet)

    Nguồn: VietDVM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.