Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang dần chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập chung theo hướng chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao và vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là vấn đề cấp thiết và là một bài toán khó cho chăn nuôi nói riêng và cho ngành nông nghiệp nói chung.

     

    Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm soát được chất xả thải ra môi trường. Thực tế trong chăn nuôi ở các quy mô như trang trai, gia trại hay nhỏ lẻ mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường ở nhiều mức độ cao thấp khác nhau do công tác quản lý môi trường cũng như việc áp dụng công nghệ chưa phù hợp, giá thành chi phí cho máy móc, công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi còn cao.

     

    Bên cạnh đó, công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được với nhu cầu của thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện nay đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do chưa có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả.

     

    Do vậy, áp dụng biện pháp xử lý môi trường của các trang trại còn mang tính đối phó do tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi trường nên việc quản lý và xử lý môi trường chăn nuôi còn mang nặng tính hình thức.Dưới đây chúng tôi xin luận bàn ở góc độ khống chế mùi hôi bốc ra từ trang trại chăn nuôi.

     

    Khống chế mùi hôi là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm đối với các nhà sản xuất chăn nuôi heo. Để phù hợp với cộng đồng và sự phát triển chăn nuôi heo bền vững thì người chăn nuôi cần biết những thông tin và chiến lược có liên quan đến việc khống chế mùi hôi trong trang trại.

     

    Mùi, trước tiên là sự đáp ứng chủ quan. Con người thường phản ứng với mùi tùy theo thói quen và kinh nghiệm của họ về loại mùi vị đó nên trong cộng đồng sẽ giấy nên sự phàn nàn về mùi khi cường độ và tần số xuất hiện quá giới hạn cho phép.

     

    Nguồn gốc mùi

     

    Mùi từ các trang trại chăn nuôi bốc lên do phân của gia súc, gia cầm bị phân hủy. Mùi của chất thải còn tươi động vật mới thải ra thường ít gây khó chịu hơn khi phân đã trải qua sự phân hủy yếm khí hoặc tự hoại. Bản chất mùi do khẩu phần thức ăn, sự trao đổi chất của bản thân con vật cũng như môi trường mà nó xảy ra sự phân hủy. Sự phân hủy của phân không phải là nguồn gốc duy nhất của mùi những chất liệu thức ăn, thức ăn không tiêu hóa hết, phụ phẩm của chế biến thực phẩm cũng tạo nên mùi khó chịu.

     

    Nguyên tắc khống chế mùi hôi

     

    Việc khống chế mùi hôi tưởng như rất khó khăn vì mùi rất khó quản lý nhưng nguyên tắc hình thành và khống chế mùi hôi thì lại không hề phức tạp. Khi mùi hôi được phát hiện (1) phức hợp mùi phải được hình thành, (2) tỏa vào không khí, (3) chuyển về thụ thể tiếp nhận. Đây là 3 bước cơ bản để khống chế mùi, nếu 1 bước nào bị ức chế mùi sẽ mất do sự hình thành mùi là phức hợp sinh học, các bước làm giảm sự hình thành mùi nói chung là ức chế các hoạt tính sinh học.

     

    Các nhóm phương pháp chính khống chế mùi sinh ra trong trang trại chăn nuôi như sau:

     

    Một là, Giảm lượng khí có mùi sinh ra: phương pháp giảm thải tại nguồn.

     

    Hai là, Tách khí có mùi ra khỏi môi trường: phương pháp hấp thu, hấp phụ, ngưng tụ, cô lập…

     

    Ba là, Biến đổi thành khí khác không mùi hoặc ít mùi hơn: phương pháp sinh học, hóa học, trung hòa, thiêu đốt…

     

    Bốn là, Làm giảm ảnh hưởng khó chịu của mùi: phương pháp pha loãng, che mùi,…

     

    Phương pháp

    Quá trình

    Giảm nguồn thải

    Giảm lượng khí ô nhiễm sinh ra       

    Hấp thu

    Thu giữ khí ô nhiễm bằng một chất lỏng hấp thu.

    Hấp phụ

    Thu giữ khí ô nhiễm bằng một chất rắn có khả năng hấp phụ.

    Sinh học

    Sử dụng vi sinh vật để oxy hóa khí ô nhiễm.

    Hóa học

    Oxy hóa các hợp chất có mùi thành khí ít mùi hoặc không mùi

    Ngưng tụ

    Làm lạnh các hơi có mùi.

    Cô lập

    Giữ không cho khí ô nhiễm thoát ra môi trường

    Pha loãng

    Làm loãng khí ô nhiễm đến dưới ngưỡng cảm nhận.

    Thiêu đốt

    Thiêu đốt các tác nhân gây mùi.

    Che mùi

    Dùng các chất có mùi thơm để che bớt mùi hôi.

     

    Ngoài ra còn một số biện pháp giảm thiểu mùi hôi khác:

     

    • Thiết kế, Bố trí chuồng trại hợp lý
    • Quạt thông gió làm mát
    • Trồng cây xanh xung quanh
    • Chế phẩm EM để khử mùi hôi “Chế phẩm EM (Effective Microorganisms)có nghĩa là sử dụng vi sinh vật hữu hiệu”.
    •  Đậy kín mương thoát nước thải

    Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi

    Hình ảnh 1: Xử lý  chất thải bằng Biogas Phủ bạt (CIGAR) quy mô lớn trại Nguyễn Thanh Hường, Dầu Tiếng, Bình Dương

    Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi

    Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi

    Hình ảnh 2: Xử lý chất thải bằng Biogas đối với trại quy mô nhỏ (Hố biogas tự xây và hố biogas bằng composite) 

    Hình 3: Xử lý chất thải bằng máy tách ép phân  trại trần Minh Thảo, Bắc Tân Uyên, Bình Dương

     

    Một số mô hình xử lý chất thải tham khảo của các trang trại trong nước và nước ngoài

    Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi

    Sơ đồ 1: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi với quy mô hộ gia đình  việt Nam

    Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi

    Sơ đồ 2: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi với quy mô vừa và lớn Việt Nam

    Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi

    Sơ đồ 3: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nhỏ Việt Nam

    Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi

    Sơ đồ 4: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi với quy mô vừa và lớn tại Philippin

    Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi

              Sơ đồ 5: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi với quy mô vừa và lớn tại Thái Lan

     

    Như vậy, hoạt động chăn nuôi của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở các quy mô khác nhau không đơn thuần chỉ dừng lại ở góc độ xử lý giảm thiểu mùi hôi mà cần có sự lựa chọn hoặc kết hợp các quy trình phù hợp để quản lý hiệu quả việc xử lý chất thải rắn, lỏng, khí từ chăn nuôi,nâng cao hiệu quả kinh tế đồng nghĩa với tăng năng suất, chất lượng, giảm dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có nguồn phụ thu từ các sản phẩm sau xử lý chất thải và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cho cộng đồng, tiến tới nền chăn nuôi hiệu quả,bền vững./.

                                                                                        

    Trần Thị Nhung

                            Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Bình Dương

     

     

    11 Comments

    1. Doãn Thắng

      Ngoài chế phẩm EM xử lý mùi hôi. Công ty chúng tôi cung cấp xử lý mùi chăn nuôi bằng GIẤM GỖ SINH HỌC. Quý bà con, khách hàng hoàn toàn yên tâm về SỰ AN TOÀN và HIỆU QUẢ của sản phẩm. XIn vui lòng liên hệ số điện thoại: 0988.75.1954.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.