Xử phạt trang trại chăn nuôi phát tán mùi hôi thối ra xung quanh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Xử phạt trang trại chăn nuôi phát tán mùi hôi thối ra xung quanh

    Bạn đọc có địa chỉ email: nguyenquyen1879@gmail.comhỏi: Nhà tôi có trang trại chăn nuôi, chúng tôi đã áp dụng các phương pháp bảo vệ môi trường theo yêu cầu của địa phương. Hiện nay, chỉ còn duy nhất một vấn đề khó khăn là ngăn chặn mùi hôi bốc ra từ trang trại. Mới đây, một số người dân đã phản ánh điều này đến chính quyền địa phương. Xin hỏi, gia đình tôi có bị phạt vì để phát tán mùi hôi khi chăn nuôi hay không?

     

    Trả lời

     

    Theo Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường quy định về việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp: “…Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau:

     

    – Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;

     

    – Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;

     

    – Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;

     

    – Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.”

     

    Trong khi đó, Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau: Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật; Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động…”

     

    Vậy, mặc dù gia đình bạn đã áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường theo yêu cầu của địa phương, nhưng trong quá trình chăn nuôi vẫn để phát tán mùi hôi ra môi trường xung quanh, dẫn đến phản ứng của người dân là đã vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và sản xuất, kinh doanh. Hành vi này có thể sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường như sau:

     

    “1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).

     

    2. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:

     

    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ;

     

    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m³/giờ đến dưới 5.000 m³/giờ;

     

    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m³/giờ đến dưới 10.000 m³/giờ;

     

    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m³/giờ đến dưới 15.000 m³/giờ;

     

    đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m³/giờ đến dưới 20.000 m³/giờ; …”

     

    Như vậy, trước khi ra quyết định xử phạt hành chính hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường của gia đình bạn, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra và đo nồng độ khí thải mà trang trại của bạn đang thải ra môi trường.

     

    Nguồn: Báo TN&MT

    3 Comments

    1. Trần trung hiếu

      Sát bên dãy phòng trọ tôi ở có gia đình nuôi heo gây hôi thối. Thỉnh thoảng còn lấy phân ra tưới rau gây mùi rất hôi thối. Dù đã nhắc nhở rất nhiều lần nhưng vẫn không sửa đổi. Liệu nhà nước có chế tài xử phạt đối với trường hợp này không?
      Xin cảm ơn!

    2. Phạm Thị Hạnh Nhân

      Sát vách nhà tôi có 1 chuồng gà hôi thối cực nhất là buổi sáng dù tôi đã nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không dời chuồng đi nơi khác giờ tôi phải làm đơn nộp ở đâu để được giải quyết. Xin cảm ơn ạ

    3. Mai Thanh Hồng

      Nhà tôi cũng đang bị

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.