Xuất khẩu mật ong: Để ong mật bay xa... - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Xuất khẩu mật ong: Để ong mật bay xa…

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việt Nam đang đứng thứ sáu thế giới và thứ hai châu Á về xuất khẩu mật ong, khoảng 100 triệu USD/năm. Nhưng 2 năm qua, khi thị trường thế giới bão hòa, lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu cũng giảm nghiêm trọng.

     

    Xuất khẩu mật ong: Để ong mật bay xa...

     

    Người nuôi và doanh nghiệp gặp khó

     

    TS Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: Nếu tính về tỷ suất xuất khẩu trong ngành chăn nuôi thì chăn nuôi ong đang cao nhất.

     

    Hội Nuôi ong Việt Nam (VAB) cho biết: Cả nước hiện có khoảng 1 triệu đàn ong, tổng sản lượng trên 55.000 tấn/năm. Trong đó, khoảng 90% dành cho xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Thái Lan…

     

    Năm 2015, giá mật ong tăng tới 2.800 USD/ tấn. Giá mật ong cao khiến nhiều nơi đua nhau tăng sản lượng, nhưng các thị trường chính tiêu thụ mật ong lại rất chậm, ngành ong Việt Nam theo đó “lao đao”. Tính đến nay, giá xuất khẩu mật ong chỉ 1.400 USD/ tấn, giảm 40% so với đỉnh điểm, thấp nhất từ năm 2006 đến nay. Nhiều hộ gia đình vùng ong không dám khai thác ong, vì không biết bán cho ai. Gia đình ông Nguyễn Văn Thơ ở huyện Yên Thế ( Bắc Giang), bình thường 7 – 10 ngày là có thể quay ong lấy mật; bây giờ tới 20 ngày mà chưa dám quay. Năm ngoái, một đàn ong ông Thơ thu về 1,8 triệu đồng; năm nay chỉ 500.000.

     

    Giá thấp, người nuôi ong cầm cự, doanh nghiệp cũng không xuất khẩu được. Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam Đinh Quyết Tâm cho biết: Giá mật ong giảm, giảm cả số lượng, nhưng không nghiêm trọng bằng giảm tốc độ mua vào. Trước kia, mỗi hợp đồng xuất khẩu được 20 – 30 container, nay chỉ 6 – 8 container. Bằng chứng nữa, những thùng mật chưa tiêu thụ đang chất đống ở nhiều doanh nghiệp.

     

    Khi cung vượt cầu thì người mua càng chú ý chất lượng. Mật ong xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều “vấn đề”: tồn dư carbendazim, hàm lượng kháng sinh, hàm lượng đường… Tình trạng nhà vườn phun thuốc sâu khiến anh Vũ Hồng Nghê (Yên Thế, Bắc Giang) mỗi năm thiệt hại 50 thùng ong. Carbendazim là chất trừ nấm cho cây trồng. Đã khoảng 20% số lô hàng mật ong xuất sang Mỹ bị trả về vì nghi nhiễm Carbendazim.

     

    Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Tống Xuân Chinh khuyến cáo: Nhà nuôi ong cần biết lịch trình nhà vườn phun thuốc sâu, để tránh tồn dư thuốc sâu trong mật ong. Về lâu dài, cần có chiến lược nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước những thuốc thay thế Carbendazim.

     

    Ở Việt Nam, lượng mật ong keo thu được chiếm 80%; mật ong keo 2 năm trước 40.000 đồng/kg, nay 15.000 – 20.000 đồng/kg, vì khách hàng chê “biến đổi màu”. Một số loại mật ong (hoa keo, cà phê, cao su…) từ vàng ngả sang sậm đen; ngay cả giới khoa học cũng chưa rõ vì sao.

     

    Ông Tâm cho biết: Trước năm 2014, sự biến đổi màu này không vấn đề gì; nhưng nay cung vượt cầu, nên đó là lí do khiến khách hàng “thắc mắc”. Ông đề nghị: Cơ cấu lại mặt hàng và tìm ra nguyên nhân biến đổi màu, do bản chất hay nhất thời, biện pháp tác động với nuôi ong và khai thác mật. Hội Nuôi ong Việt Nam cũng đang hợp tác với Tổ chức xúc tiến thương mại CPI Hà Lan tìm nguyên nhân, nhằm thuyết phục đối tác nhập khẩu lớn tiếp tục mua mật ong hoa keo, cao su.

     

    Chưa được quan tâm thích đáng

     

    Nhiều nước tiên tiến đã áp dụng công nghệ nuôi ong nhiều tầng để giảm chi phí, tăng sản lượng. Họ dùng 1 thùng nữa giống cái thùng ở dưới nhưng để ở trên, đó là công nghệ nuôi ong nhiều tầng. Tuy nhiên, ở Việt Nam người nuôi ong vẫn áp dụng thùng nuôi ong một tầng.

     

    Ông Tăng Hữu Cần, người nuôi ong có tiếng ở Cực Thắng, Thanh Sơn (Phú Thọ), thừa nhận: “Về khoa học kỹ thuật nuôi ong, tôi chưa qua trường lớp nào, 10 năm nay vẫn làm thủ công”.

     

    Người nuôi ong thiếu vốn để cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng; doanh nghiệp lớn thì khó khăn về chi phí kiểm định chất lượng xuất khẩu.

     

    Công ty Ong Hà Nội đầu tư phòng kiểm định trị giá hơn 1 tỷ đồng, nhưng chỉ kiểm nghiệm được 12/24 chỉ tiêu; các chỉ tiêu còn lại phải gửi sang Đức kiểm nghiệm, tốn phí khoảng 1.250 USD/ lần lấy mẫu. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh.

     

    TS Chinh nhận xét: Chính sách phát triển chăn nuôi ong với nông dân và hỗ trợ doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa có nhiều và chưa được quan tâm đúng mức.

     

    Chìa khóa gỡ khó

     

    Năm 2008, Bộ NN&PTNT ban hành quy chuẩn nuôi ong Vietgaph để nâng cao chất lượng mật ong. Đây cũng được coi là một trong những chìa khóa gỡ khó cho ngành ong. Tại trang trại Trương Anh Tuấn (Sơn La) có 500 thùng ong đang áp dụng quy trình VietGaph. Thay vì dùng thuốc bảo vệ thực vật diệt kí sinh trùng bám vào nhộng ong, ông dùng Axit Formic. Ông cũng không dùng kháng sinh cho ong mà chỉ dùng biện pháp sinh học và kỹ thuật để ong tự phục hồi. Ông đánh số đàn ong, để tránh nhầm lẫn mỗi khi kiểm tra. Ngoài ra, ông thường xuyên ghi chép diễn biến sức khỏe đàn ong để tiện xử lý. Với ong truyền thống, 4 – 5 ngày quay được mật, nhưng trại ông Tuấn phải 7 – 10 ngày, để mật có độ đậm. Theo ông Tuấn, muốn mật đậm theo chuẩn Vietgaph thì không thể khai thác quá non; đàn ong đó phải khỏe mới có khả năng quạt gió tốt và cô đặc phấn hoa; tổ ong phải bít nắp 80% trở lên mới quay.

     

    Cả chục năm nuôi ong nhưng 2 năm nay ông Tuấn mới gắn bó với nuôi ong Vietgaph. Phải bỏ công nhiều hơn để tìm địa điểm, con giống, cách dùng; tránh tồn dư kháng sinh. Tuân thủ Vietgaph, chi phí tăng trên 30% nhưng mật sạch và có thể xuất khẩu. Từ 500 đàn ong này, mỗi năm ông Tuấn thu 400 triệu đồng. Thế nhưng ông Tuấn vẫn chưa thấy sản phẩm theo Vietgaph của mình được đánh giá cao so với sản phẩm không theo Vietgaph.

     

    Tại Hội Liên kết Nuôi ong huyện Quốc Oai (Hà Nội), nói chuyện nuôi ong theo Vietgaph, thấy tất cả còn khá mơ hồ. Tuyên truyền nuôi ong chưa rộng rãi. Trong tiêu thụ sản phẩm Vietgaph, mật ong chưa được biết đến nhiều.

     

    Bà Lưu Thị Đào, Công ty CP Mật ong Miền núi, nhìn nhận: Muốn có mật ong theo quy chuẩn Vietgaph, nhà nước cần có những chương trình hỗ trợ người chăn nuôi và doanh nghiệp. Trong tình trạng bão hòa nguồn cung ong như hiện nay, đa dạng hóa sản phẩm mật ong và hướng về thị trường trong nước là một trong những hướng chính giúp ngành ong trong nước phát triển bền vững. Tìm mật ong hoa đặc sản, phục vụ thị trường cao cấp là điều Công ty Mật ong Miền núi đã làm nhiều năm nay. Mỗi năm, công ty tăng trưởng 10 – 15% và vẫn duy trì được bạn hàng truyền thống. “Chúng tôi tìm kiếm những nguồn mật ong hoa nhãn, hoa bạc hà Hà Giang, mật ong Mường Khương. Khách hàng Anh, Thụy Điển, Ấn Độ rất thích, đánh giá cao hơn nhiều loại mật ong của nước khác” – Bà Đào kể.

     

    Hiện, trên thế giới, mỗi người tiêu thụ 700 gr mật ong/ năm, nhưng tại VN mới 30 – 40 g. Thị trường trong nước với mật ong còn rất lớn nhưng quảng bá còn ít. Theo TS Phùng Hữu Chính (nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển ong, Viện Chăn nuôi), nếu biết quảng bá và hướng dẫn sử dụng thì còn cơ hội phát triển nhiều nữa.

     

    Để tăng sức cạnh tranh cho ngành ong, cần phải tăng cường chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi ong. Có 300 đàn ong, ông Phan Công Cừ (ở Bình Phước) quyết định thêm 300 thùng, vì ong đang cho thu nhập 40 triệu/tháng, có đầu ra ổn định với một doanh nghiệp. Nhiều hộ ở Bình Phước (như ông Quý, ông Hòa) còn được mua bột nuôi ong mà chưa cần trả tiền ngay, được công ty tập huấn kỹ thuật, thậm chí giá mua mật được đưa ra trước… Công ty Đăng Khoa Bình Phước đang bao tiêu mật cho 100 hộ nuôi ong ở Tiền Giang. Lượng mật 1 tháng công ty bao tiêu 800 tấn, mà còn thiếu hàng bán. Ông Hoàng Thế Cường, phó Giám đốc công ty cho biết: Giá thì các công ty ngang nhau, nhưng quan trọng là phương thức phục vụ sao cho cả doanh nghiệp và người nuôi ong hợp tác lâu dài”.

     

    Minh Thư

    1 Comment

    1. Triệu văn Hoàn

      giờ e có mật ong rừng nuôi với số lượng lớn và e muốn bán ở đâu và tìm cơ sở để hợp tác nuôi ong.đt 0974173903

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.