Dù chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong nền nông nghiệp nhưng ngành thức ăn chăn nuôi (TACN) đang bị DN ngoại lấn áp.
Do vậy, chỉ trong 9 tháng năm 2017, cả nước đã chi khoảng gần 70.000 tỷ đồng nhập TACN và nguyên liệu, tăng tới 40% so với cùng kỳ năm 2016. Thế trận TACN ngoại nhập – nội địa đang không cân sức.
“Cánh én” có làm nên mùa xuân?
Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, hiện cả nước có 240 nhà máy chế biến TACN, trong đó 180 nhà máy của các DN trong nước, số còn lại thuộc DN liên doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Số lượng nhà máy liên doanh và FDI không nhiều nhưng đang chiếm 60-65% tổng sản lượng TACN sản xuất ra.
Trong đó chiếm thị phần cao nhất hiện nay là CTCP Chăn nuôi CP Việt Nam với 19,4%, kế tiếp là Công ty TNHH Cargill Việt Nam 8,11% (2 công ty này chiếm gần 30% thị trường TACN của cả nước). Xếp sau lần lượt là Proconco 8%, Green Feed 5%, Anco 4…
Trong khi đó, DN nội chỉ chiếm 35-40% thị phần TACN và phần lớn chỉ thực hiện vài khâu trong chuỗi giá trị chăn nuôi, chẳng hạn làm giống thì không chăn nuôi, hay nếu sản xuất TACN sẽ không làm giống, hoặc tiêu thụ sản phẩm cũng không chăn nuôi…
Với cách làm này các DN Việt Nam đã không tạo được một thương hiệu nào trọn vẹn trên thị trường. Ngược lại, các công ty nước ngoài đều xây dựng quy trình khép kín từ giống, thức ăn, chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh và thương hiệu được bảo đảm về chất lượng.
Trong hoàn cảnh bất cân xứng ấy, Tập đoàn Hòa Phát là DN Việt Nam đầu tiên đặt ra chiến lược tạo ra sản phẩm chăn nuôi có xuất xứ và thương hiệu.
Theo đó, Hòa Phát sẽ đầu tư sản xuất 1 triệu tấn TACN, đồng thời nuôi 1 triệu đầu heo, doanh thu 15.000-20.000 tỷ đồng/năm.
Đầu năm 2015, DN này đã chính thức tham gia lĩnh vực nông nghiệp bằng việc thành lập Công ty TNHH MTV thương mại và sản xuất TACN Hòa Phát với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, đầu tư nhà máy TACN đầu tiên công suất 300.000 tấn/năm tại khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, DN đã mở rộng mảng sản xuất TACN vào khu vực phía Nam với việc thành lập Công ty TNHH MTV TACN Hòa Phát Đồng Nai; xây dựng nhà máy sản xuất TACN thứ 2 tại KCN Long Khánh, với công suất 300.000 tấn/năm, nâng công suất sản phẩm TACN của Hòa Phát lên 600.000 tấn/năm vào cuối năm 2016.
Liệu sự xuất hiện của Hòa Phát có đủ sức khuấy động thị trường, tiếp lửa cho DN Việt tạo sức cạnh tranh với khối FDI trong lĩnh vực TACN?
Tại khu vực phía Nam, CTCP Thanh Bình, DN sản xuất TACN có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai, là một thế lực đáng kể trong khối DN nội. Khoảng 4-5 năm trở lại đây, CTCP Thanh Bình chỉ sản xuất và kinh doanh các loại nguyên liệu TACN nhập khẩu. Trước đó, nguồn nguyên liệu trong nước như bắp, cám gạo, khoai mì luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu nguyên liệu của công ty.
Theo ông Phạm Đức Bình, Giám đốc CTCP Thanh Bình, giá bắp nhập từ Hoa Kỳ, Argentina về đến cảng của Việt Nam được chào bán với giá gần 5.000 đồng/kg, luôn thấp hơn giá bắp trồng trong nước. Giá bã đậu nành về cũng chưa tới 10.000 đồng/kg, khiến DN trong nước rất khó cạnh tranh nổi.
Chưa kể, hàng nhập khẩu số lượng muốn mua bao nhiêu cũng có, biết chắc giá cả và phẩm cấp sản phẩm nên DN dễ tính toán cho sản xuất kinh doanh. Trong khi hàng trong nước không ổn định về sản lượng, chất lượng mỗi lúc một khác nhau rất khó cho nhà sản xuất.
Thị phần TACN đang rơi vào tay các DN FDI.
Quy hoạch vùng nguyên liệu nội bền vững
Theo một số chuyên gia, dù Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang bắp, nhưng thực tế không hiệu quả. Do đặc điểm đất đai cũng như hạ tầng, việc trồng bắp ở nước ta khó cơ giới hóa, năng suất thấp, giá thành cao khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Chưa kể nhiều diện tích trồng bắp lấy hạt ở các địa phương trồng nhiều như Đồng Nai cũng đã chuyển sang trồng bắp lấy thân làm thức ăn nuôi bò, hoặc chuyển sang trồng các loại cây ăn trái cho thu nhập cao hơn. Từ đó các chuyên gia khuyến cáo Việt Nam không thể tránh nhập khẩu TACN. Vấn đề là Việt Nam có lợi thế về sản xuất lúa quy mô lớn, nên tập trung vào lúa chất lượng cao, không hy vọng sẽ chuyển bớt đất lúa sang trồng bắp để giảm nhập khẩu vì không hiệu quả.
Giám đốc kinh doanh của một DN chăn nuôi tại Đông Nam bộ thừa nhận, cùng với quá trình phát triển của ngành chăn nuôi, nhu cầu nhập khẩu các nguyên liệu từ nước ngoài ngày càng tăng do nguồn cung trong nước có hạn và rất khó phát triển thêm.
Hơn nữa, nguyên liệu TACN nhập khẩu có giá rẻ sẽ tạo điều kiện cho giá TACN giảm, giá thành chăn nuôi của Việt Nam cũng giảm theo. Đến nay, nhiều chuỗi liên kết đã có thể sản xuất được thịt heo, thịt gà, trứng với giá thành thấp ngang bằng với các nước trong khu vực. Thịt và trứng của Việt Nam có cơ hội để xuất khẩu ra các thị trường trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Hoàng Hà, giám đốc một công ty chế biến thực phẩm ở tỉnh Bình Dương, cho rằng đang tồn tại mâu thuẫn lớn về lợi ích giữa người trồng trọt và người chăn nuôi. Do chính sách thuế nhập khẩu giảm gần như bằng 0% ở các nguyên liệu TACN, giá thành chăn nuôi của nông dân giảm.
Thế nhưng, đây cũng là lý do mà người trồng trọt, nhất là trồng bắp và khoai mì lại gặp khó vì giá bán thấp, đầu ra bấp bênh. Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt và cân bằng giữa các đối tượng nông dân khác nhau. Không thể vì quyền lợi của người chăn nuôi mà lấy mất quyền lợi của người trồng trọt. Bởi dù sao cũng cần tự túc một phần nguyên liệu TACN trong nước, thay vì phụ thuộc 100% vào nhập khẩu sẽ rất rủi ro.
Nhu cầu thị trường TACN rất lớn, tại Việt Nam, trong những năm tới phải nâng sản lượng TACN lên ít nhất gấp 2 lần so với hiện nay, đạt 25 – 26 triệu tấn/năm vào năm 2020. Trong ngành chăn nuôi, sản xuất TACN mang lại lợi nhuận cao nhất và ổn định nhất.
Tuy nhiên, xét theo điều kiện thực tế khả năng nguyên liệu tự có trong nước rất hạn hẹp. Kinh nghiệm cho thấy TACN là đầu vào quan trọng, chiếm đến 70% giá thành chăn nuôi, vì thế Nhà nước cần quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu nội địa một cách cụ thể.
Ngân sách nhà nước và các tổ chức tín dụng có thể triển khai các hình thức tín dụng ưu đãi cho người chăn nuôi và DN để đầu tư trực tiếp vào các hoạt động trồng trọt, tạo vùng nguyên liệu TACN đáp ứng yêu cầu kinh doanh có hiệu quả.
Đức Trung
Nguồn: Saigondautu
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất