Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã phát động một chiến dịch nhằm giảm hàm lượng ngô và bã đậu tương trong thức ăn chăn nuôi, theo một tài liệu được ban hành trong tuần này.
Động thái trên có thể gây ra hậu quả tác động tới thương mại ngũ cốc toàn cầu.
Tài liệu, được gửi tới những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và các cơ quan chính phủ khác, phác thảo kế hoạch về cách thay thế ngô và bã đậu tương bằng các loại ngũ cốc thay thế, một nguồn tin nắm rõ về vấn đề cho Reuters biết. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hy vọng các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra hướng dẫn vào cuối tháng này.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc không trả lời fax xin bình luận.
Văn bản được đưa ra trong bối cảnh thiếu hụt ngô ngày càng tăng ở Trung Quốc, đẩy giá ngũ cốc (sử dụng phần lớn trong thức ăn chăn nuôi) lên mức cao kỷ lục; và kéo mức nhập khẩu của thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới tăng vọt.
Dữ liệu hải quan hôm 18/3 cho thấy nhập khẩu ngô trong hai tháng đầu năm của Trung Quốc đã tăng 400% lên 4,8 triệu tấn, trong khi nhập khẩu lúa mì và cao lương cũng tăng mạnh.
Hoạt động mua ngô từ Mỹ của Trung Quốc vẫn tiếp tục khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) xác nhận doanh số bán riêng trong 3 ngày qua đạt gần 3,1 triệu tấn.
Động thái này cũng diễn ra sau khi Bắc Kinh tăng cường tập trung vào an ninh lương thực do đại dịch Covid-19 làm dấy lên lo ngại về sự phụ thuộc vào nhập khẩu cũng như sự ổn định của nguồn cung.
Mỗi tuần, Trung Quốc lại nhập khoảng 2 triệu tấn đậu tương từ Brazil (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, những người hoạt động trong ngành cho biết không rõ các hướng dẫn sẽ có tác động như thế nào vì chúng không có tính ràng buộc.
Các nhà máy thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc hiện tăng cường sử dụng những loại thay thế cho ngô kể từ năm ngoái khi giá tăng cao. Nhập khẩu lúa mạch, lúa mì trắng, hạt cải dầu tăng nhanh chóng.
Khi bị kẹt trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ vào năm 2018, Trung Quốc cũng cam kết cắt giảm hàm lượng bã đậu tương trong thức ăn chăn nuôi để cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu đậu tương từ Hoa Kỳ.
Darin Friedrichs, nhà phân tích cấp cao tại StoneX cho biết: “Nói thì dễ hơn làm”.
Khối lượng sản xuất các loại thức ăn giàu protein khác như bã cải dầu và bã hoa hướng dương chỉ là một phần nhỏ so với sản lượng đậu tương toàn cầu.
“Hiện tại, mỗi tuần Brazil vận chuyển hơn 2 triệu tấn đậu tương bằng tàu đến Trung Quốc. Không có loại sản phẩm nào mang quy mô và hiệu quả như vậy”, ông nói thêm.
Theo các giám đốc điều hành của các nhà cung cấp ngũ cốc thức ăn chăn nuôi lớn như Archer Daniels Midland Co và Bunge Ltd., một sự thay đổi gần đây đối với sản xuất lợn quy mô thương mại hơn ở Trung Quốc đã dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn bã đậu tương trong khẩu phần.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết họ muốn đạt được sự cân bằng trong cung và cầu ngũ cốc thức ăn chăn nuôi, và thúc đẩy việc sử dụng nhiều hơn gạo, lúa mì và các loại ngũ cốc khác, cũng như các loại bã khác để thay thế ngô và bã đậu tương.
Ủy ban dinh dưỡng động vật của Bộ này dự kiến sẽ đệ trình kế hoạch lên Cục Chăn nuôi và Thú y trước ngày 31/3. Cục sẽ xem xét và phê duyệt kế hoạch trước ngày 10/4 rồi sẽ công bố rộng rãi, theo các nguồn tin bí mật.
Động thái cung cấp nhiều gạo hơn có thể giúp Trung Quốc cắt giảm lượng gạo dự trữ khổng lồ và tốn kém để duy trì.
“Khối lượng của chúng lớn và vận chuyển tốn kém”, Rich Feltes, người đứng đầu bộ phận tìm hiểu thị trường tại RJ O’Brien, cho biết. “Tại thời điểm này, có suy đoán là… gạo cũng có thể là một lựa chọn thay thế”.
Hương Lan (Theo Reuters)
TTXVN/ Bnews
- thức ăn chăn nuôi li>
- bã đậu tương li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất