Theo GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng đi chủ đạo để ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên dần hạn hẹp và nguy cơ ô nhiễm môi trường chăn nuôi vẫn hiện hữu. Tuy nhiên, hành trình hiện thực hóa các tiềm năng của chăn nuôi tuần hoàn gặp nhiều thách thức, trong đó có vấn đề chính sách.
Mỗi năm ngành chăn nuôi tạo ra 386 triệu tấn chất thải
GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, ngành chăn nuôi đã và đang góp phần quan trọng vào an ninh dinh dưỡng quốc gia, tạo sinh kế cho gần 10 triệu hộ gia đình trên cả nước, với đóng góp hơn 25% vào GDP nông nghiệp.
Những năm qua, bất chấp những thách thức đến từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, dịch bệnh, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đạt được một số thành tựu và bước tiến quan trọng. Năm 2022 giá trị toàn ngành chăn nuôi ước tính đạt 23,7 tỷ USD (tăng 5,93%).
Năm 2023, chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển ổn định, đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển, bảo đảm được nguồn cung thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi vẫn đạt 5,72%, đóng góp 26% vào GDP ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang gặp nhiều vấn đề trong việc xử lý chất thải. Theo GS.TS. Nguyễn Thị Lan, mỗi năm ngành chăn nuôi tạo ra khoảng 386 triệu tấn chất thải (trong đó, 62,2 triệu tấn chất thải rắn, 323,5 triệu tấn chất thải lỏng). Vậy nhưng, các công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi hiện nay phần lớn chỉ chú trọng vào nâng cao lợi nhuận, chưa hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững.
Tại hội nghị Chăn nuôi – Thú y toàn quốc lần thứ 5 vào tháng 10.2023, các nhà khoa học cho rằng, chăn nuôi tuần hoàn sẽ giúp ngành chăn nuôi giải quyết những thách thức đa chiều hiện nay.
Nguồn: ITN
Theo GS.TS. Nguyễn Thị Lan, phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng đi chủ đạo để ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên dần hạn hẹp và nguy cơ ô nhiễm môi trường chăn nuôi vẫn hiện hữu. Thực tế, nhiều địa phương đã triển khai thành công mô hình này.
Phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn là việc triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, thủy sản và lâm nghiệp.
PGS.TS. Sử Thanh Long, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, thay vì coi chất thải trong chăn nuôi là một vấn đề, chăn nuôi tuần hoàn thay đổi góc nhìn coi đây là một nguồn tài nguyên giá trị. Chất thải hữu cơ được hình thành trong quá trình chăn nuôi như phân và chất độn chuồng, có thể được tái sử dụng thông qua quá trình ủ phân compost hoặc phân hủy yếm khí để tạo ra phân bón giàu dinh dưỡng và khí sinh học (biogas) cung cấp năng lượng. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề chất thải mà còn khép kín vòng tuần hoàn dinh dưỡng, góp phần giúp đất màu mỡ hơn và giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học.
Hơn nữa, việc tích hợp chăn nuôi tuần hoàn với sản xuất cây trồng giúp khuếch đại hiệu quả của mô hình này. Sản phẩm dư thừa và phụ phẩm trong trồng trọt có thể được coi là nguồn thức ăn cho gia súc, giúp giảm sự phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu và cải thiện hiệu quả chung của toàn hệ thống nông nghiệp. Sự kết hợp này thúc đẩy mối liên hệ cộng sinh giữa gia súc và cây trồng, tạo một vòng tuần hoàn trao đổi dinh dưỡng giúp ích cho cả vật nuôi và cây trồng.
PGS.TS. Sử Thanh Long cũng cho rằng, tiềm năng của chăn nuôi tuần hoàn ở nước ta không chỉ trong việc quản lý tài nguyên mà còn giúp bảo đảm đa dạng sinh học và phục hồi hệ sinh thái. Bằng cách thích ứng với thực hành nông nghiệp tái sinh và mô hình nông – lâm kết hợp, chăn nuôi tuần hoàn có thể góp phần phục hồi diện tích rừng, cô lập carbon và bảo tồn các môi trường sống quan trọng.
Vướng quy định, thiếu tiêu chuẩn
Tuy nhiên, hành trình hiện thực hóa các tiềm năng của chăn nuôi tuần hoàn không thiếu những thách thức.
Đồng Nai – nơi có số lượng đàn lợn lớn nhất nước với 2,6 triệu con, đã áp dụng một số mô hình chăn nuôi tuần hoàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, khó khăn trong nông nghiệp tuần hoàn là khá lớn, trong đó có các vấn đề liên quan đến nhận thức, hành lang pháp lý, phát triển mô hình khai thác, tài chính khó khăn, công nghệ tái chế, quản lý môi trường và nguồn nhân lực, tốc độ thương mại hóa trên thế giới.
Một “điểm nghẽn” hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, lấy phụ phẩm của ngành này để làm nguyên liệu cho ngành khác nhưng vướng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường; ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai nêu ví dụ: muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò, nhưng khi thu mua tại các nhà máy chế biến nông sản, mua bã, thân, cành cây… thì vướng ở khâu vận chuyển do đây được coi là chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường; ông Công cho rằng vướng mắc chính sách này cần sớm được tháo gỡ.
Cũng liên quan đến chính sách, TS. Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thường trực tại Nam Bộ, đề xuất cần có tiêu chuẩn để đánh giá lĩnh vực chăn nuôi tuần hoàn; cần công bố kịp thời, rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật nhằm phục vụ chăn nuôi tuần hoàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có những buổi đối thoại doanh nghiệp về chăn nuôi tuần hoàn để có thể nắm bắt thông tin và điều chỉnh chính sách phù hợp thực tiễn.
Để thực hiện hiệu quả chăn nuôi tuần hoàn, PGS.TS. Sử Thanh Long cho rằng, cần có cách tiếp cận toàn diện bao gồm hỗ trợ chính sách, đổi mới công nghệ và phát triển nhân lực. “Các nhà làm chính sách đóng một vai trò chính yếu trong việc tạo ra một môi trường thích ứng với chăn nuôi tuần hoàn. Các ưu đãi, quy định và cơ chế hỗ trợ có thể khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang chăn nuôi tuần hoàn và đầu tư vào các công nghệ năng lượng tái tạo”, PGS.TS. Sử Thanh Long nói.
Đặc biệt, PGS.TS. Sử Thanh Long nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao trao đổi kiến thức và hợp tác giữa các nhà khoa học, các nhà chăn nuôi và nhà làm chính sách có thể thúc đẩy sự hình thành của các giải pháp đặc thù cho ngành nông nghiệp.
Vy Hương
- chăn nuôi tuần hoàn li>
- chăn nuôi tuần hoàn khép kín li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất