Sử dụng chế phẩm chứa Polyphenols (Silva Feed) trong chăn nuôi bò - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Sử dụng chế phẩm chứa Polyphenols (Silva Feed) trong chăn nuôi bò

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong những năm gần đây, đàn bò nuôi để sản xuất sữa và bò nuôi sản xuất thịt đang ngày càng phát triển. Theo số liệu thống kê của Cục Chăn Nuôi – Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, năm 2020 đàn bò thịt ở Việt Nam đạt 6,325 triệu con; và đàn bò sữa là trên 331.000 con.

     

    là tên gọi các bò nhỏ từ lúc mới sinh ra cho đến khoảng 4 tháng tuổi. Giai đoạn này các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa của bê hoạt động gần như là của một loài động vật dạ dày đơn, vì dạ cỏ chưa phát triển, các vi sinh vật có ích chưa phát triển nhiều. Vì vậy bê trong giai đoạn còn bú mẹ, nhất là với các bê mà bò mẹ bị thiếu sữa hay mất sữa ngay từ khi mới sinh ra (hay gặp trên các đàn bò giống hướng sản xuất thịt), thì rất dễ bị tiêu chảy. Tiêu chảy ở bê có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một nguyên nhân là do cầu trùng gây ra, mà cầu trùng cũng chính là một trong những nhóm protozoa thường có mặt trong dạ cỏ của bò.

     

    Bê cũng như các loài vật nuôi khác ở giai đoạn còn non là rất nhạy cảm với bệnh tật và cũng rất nhạy cảm với các loại kháng sinh phòng, trị bệnh. Sử dụng kéo dài kháng sinh để phòng, trị tiêu chảy cho bê sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng bê bị còi cọc, chậm lớn. Do vậy người ta cố gắng chỉ dùng các loại chế phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, nhất là các chế phẩm có chứa nhóm hợp chất polyphenols – hay còn gọi là tannin – như chế phẩm SILVA FEED trong việc phòng trị tiêu chảy và hỗ trợ tăng trưởng vật nuôi. Với Silva Feed, đã có nhiều thí nghiệm trong và ngoài nước cho thấy có thể dùng bổ sung trong thức ăn của heo, gà, vịt và cũng vẫn có thể dùng cho bê sau khi sinh và trong giai đoạn theo mẹ vì ở giai đoạn này cấu trúc cơ thể cũng như những đặc điểm sinh lý của bê cũng gần tương tự như ở heo con. Mặt khác, Silva Feed là chế phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên có thể được sử dụng cho bê uống để phòng ngừa và điều trị tiêu chảy, và cũng được sử dụng trộn vào thức ăn cho bò lớn để làm tăng khả năng sử dụng thức ăn, tăng năng suất thịt/sữa cho bò năng suất cao mà không ngại các hệ quả không tốt gây ra như khi sử dụng kháng sinh kéo dài.

    SỬ DỤNG SILVA FEED PHÒNG TRỊ TIÊU CHẢY Ở BÊ SAU KHI SINH

     

    Một thí nghiệm thực hiện tại Trại bò sinh sản hướng thịt quy mô lớn tại Tây Nguyên đã cho thấy hiệu quả tốt của việc sử dụng Silva Feed cho bê uống trong 30 ngày sau khi sinh như sau:

     

    Bảng 1. Tình trạng tiêu chảy ở bê trong 30 ngày sau khi sinh có hoặc không bổ sung Silva Feed trong sữa thay thế cho uống

     

    Số bê theo dõi

    Số bê tiêu chảy

    Tỷ lệ bê tiêu chảy, %

    Số ngày con tiêu chảy

    Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, %

    Số liệu ghi nhận trong toàn Trại trong tháng 01/2022 để dùng làm lô đối chứng, không bổ sung Silva Feed, chỉ dùng sữa thay thế ở bê mất sữa mẹ

    – Bê bú mẹ đủ

    342

    80

    23,40

    – Bê mất sữa mẹ

    84

    34

    40,48

    Lô thí nghiệm, bổ sung Silva Feed trong nước uống ở bê được bú mẹ đủ hoặc pha vào sữa thay thế liều 6 g/lít, cho bê mất sữa mẹ bú với lượng 1-2 lít sữa/ngày tùy thể trạng

    – Bê bú mẹ đủ

    25

    1

    4,00

    5

    5/(25*30) = 0,70

    – Bê mất sữa mẹ

    16

    2

    12,50

    15

    15/(16*30) = 3,13

     

    Với bê sơ sinh, việc được bú đủ sữa mẹ ít ra là trong ba ngày đầu và tiếp tục trong vài tháng tiếp theo là cực kỳ quan trọng. Trong thí nghiệm, đàn bò sinh sản là bò hướng thịt của các giống cao sản như Angus, Drought Master, Brahman, Senepol nhập từ Úc. Bò mẹ của giống bò hướng thịt có cơ quan sinh sản và hệ thống hormon nội tiết không theo hướng sản xuất sữa nhiều nên lượng sữa tạo ra được hàng ngày cho bê cũng rất thấp và mau cạn sữa, thậm chí nhiều bò mẹ hoàn toàn không có sữa sau khi sinh mặc dù quan sát bên ngoài không thấy có biểu hiện của bệnh sinh sản.

     

    Do vậy, nên với số lượng chung toàn trại trong vòng một tháng thì thấy tỷ lệ bê tiêu chảy là khá cao ngay cả ở nhóm bê có được bú sữa mẹ tương đối đủ (23,40%) và tỷ lệ này là rất cao, lên đến 40,48% ở nhóm bê mà bò mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa ngay từ đầu.

     

    Tình trạng tiêu chảy ở bê đã được cải thiện rất rõ rệt khi sử dụng Silva Feed với liều 6 g/lít nước hoặc sữa cho bê uống hàng ngày trong suốt 30 ngày sau khi sinh. Tỷ lệ bê tiêu chảy đã giảm từ 23,40% xuống còn 4,00% ở nhóm bê được bú mẹ đầy đủ; và giảm từ 40,48% xuống còn 12,50% ở nhóm bê mất sữa mẹ từ sớm. Đồng thời các bê bị tiêu chảy ở lô được bổ sung Silva Feed thì cũng chỉ trong vòng 5-8 ngày là ngưng nên sau đó đã mau chóng phục hồi được thể trạng.

     

    SỬ DỤNG SILVA FEED PHÒNG TRỊ TIÊU CHẢY VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở BÊ TẬP ĂN

     

    Một thí nghiệm khác thực hiện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Chăn Nuôi Gia Súc Lớn (xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) trên bê theo mẹ tập ăn từ khoảng 2-3 tháng tuổi thuộc nhóm giống hướng sản xuất thịt đã cho thấy: ngoài việc giúp giảm tỷ lệ tiêu chảy trên bê, việc bổ sung Silva Feed trong khẩu phần ăn còn giúp cho bê cải thiện sức tăng trưởng và qua đó cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR).

     

    Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 3 lần lặp lại; gồm 90 bê tập ăn chia làm hai 02 lô, mỗi lần lặp lại (ô chuồng) có 15 bê. Bê ở lô đối chứng được cho ăn khẩu phần tiêu chuẩn tại Trung tâm, còn bê ở lô thí nghiệm cũng được cho ăn khẩu phần tương tự nhưng có bổ sung 4 g Silva Feed cho 1 kg thức ăn tinh. Lượng thức ăn tinh là 0,4 kg/con/ngày. Nói cách khác, trong thời gian thí nghiệm 02 tháng mỗi bê được nhận 1,6 gam Silva Feed/ngày. Các bê này vẫn còn đang bú mẹ và nhận thêm lượng thức ăn tinh như đã nêu trên chứ chưa được cho ăn thêm thức ăn xanh bổ sung trong chuồng hay chăn thả ngoài đồng.

     

    Bảng 2. Ảnh hưởng của bổ sung Silva Feed đến tỷ lệ tiêu chảy của bê tập ăn

    Chỉ tiêu

    Đối chứng

    Bổ sung Silva Feed

    Số bê thí nghiệm (con)

    45

    45

    Số bê bị tiêu chảy (con)

    12

    3

    Tỷ lệ tiêu chảy (%)

    26,67

    6,67

    P – value

    0,01

    Giá trị P trong bảng là 0,01 tức nhỏ hơn 0,05 theo quy ước thống kê, cho thấy tỷ lệ tiêu chảy của bê ở lô thí nghiệm được giảm thấp là hoàn toàn nhờ vào việc bổ sung Silva Feed chứ không phải do ngẫu nhiên tạo nên

     

    Theo Bảng 2 và Bảng 3 (trang bên), có thể thấy trong đàn bê nuôi việc bê bị tiêu chảy hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến sức sống và dẫn đến khả năng tăng trưởng của bê có tốt hay không. Đàn bê trong lô thí nghiệm được nhận chế phẩm Silva Feed với lượng 1,6 g/con/ngày đã có tỷ lệ bê bị tiêu chảy khá thấp, chỉ ở mức 6,67% trong khi lô đối chứng, bê ăn khẩu phần thức ăn bình thường, không có Silva Feed đã có mức tỷ lệ tiêu chảy cao hơn gấp 4 lần so với lô thí nghiệm (26,67% so với 6,67%). Từ đây cũng đưa đến bê trong lô thí nghiệm có tăng trưởng tốt hơn so với bê ở lô đối chứng, 0,467 kg/con/ngày so với chỉ có 0,296 kg/con/ngày. Đồng thời, bê tăng trưởng tốt thì càng giảm được tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng như số liệu về FCR trong Bảng 3 đã cho thấy.

     

    Bảng 3. Ảnh hưởng của bổ sung Silva Feed đến tăng trưởng và FCR của bê tập ăn

    Chỉ tiêu

    Đối chứng

    ( ± SE)

    Thí nghiệm

    ( ± SE)

    P

    Khối lượng đầu (kg)

    61,9 ± 3,0

    63,7 ± 2,8

    0,68

    Khối lượng sau 1 tháng nuôi thí nghiệm (kg)

    71,2 ± 3,8

    75,4 ± 10,0

    0,47

    ADG 0 – 1 tháng (kg/con/ngày)

    0,34 ± 0,03

    0,39 ± 0,03

    0,00

    FCR 0 – 1  tháng (Kg TA tinh/kg tăng KL)

    1,14

    1,05

    Khối lượng sau 2 tháng nuôi thí nghiệm (kg)

    79,4 ± 3,8

    91,7 ± 2,2

    0,03

    ADG 1 – 2 tháng (kg/con/ngày)

    0,26 ± 0,04

    0,54 ± 0,07

    0,00

    FCR 1 – 2  tháng (Kg TA tinh/kg tăng KL)

    1,90

    0,77

    ADG 0 – 2 tháng (kg/con/ngày)

    296,67 ± 3,5

    467,67 ± 2,5

    0,00

    FCR 0 – 2  tháng (Kg TA tinh/kg tăng KL)

    1,52

    0,91

     

    Ghi chú: – ADG: tăng trọng bình quân theo ngày; FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn

    • Các chỉ tiêu có giá trị P < 0,05 là chứng tỏ sự khác biệt giữa hai lô nhờ vào yếu tố thí nghiệm là việc bổ sung Silva Feed tạo nên

     

    Giả sử thức ăn tinh cho bê có giá khoảng 9.000 đ/kg và Silva Feed có giá bán đến nhà máy thức ăn chăn nuôi là 260.000 đ/kg thì trong 60 ngày thí nghiệm, chi phí bổ sung Silva Feed ở bê là:

     

    1,6 g Silva Feed * (260.000/1000 g) = 416 đ/con/ngày; và xem như bò ở lô thí nghiệm cứ 2 ngày sẽ tăng được 1 kg khối lượng cơ thể nên chi phí sử dụng Silva Feed trong thời gian này sẽ là: 416 * 2 = 832 đ/kg tăng trọng

     

    Chưa tính đến bê ở lô TN nặng cân hơn bê ở lô đối chứng sau 60 ngày thí nghiệm, nếu chỉ tính chi phí thức ăn cho tăng trọng thì:

     

    – Lô đối chứng: 1,52 * 9.000 = 13.680 đ tiền thức ăn/kg tăng trọng;

     

    – Lô thí nghiệm: 0,91 * 9.000 = 8.190 đ tiền TĂ/kg tăng trọng; cộng với 832 đ Silva Feed/kg tăng trọng = 9.022 đ tiền TĂ + Silva Feed/kg tăng trọng

     

    Như vậy, sử dụng Silva Feed cho bê, ngoài tác dụng thấy rõ là giúp hạn chế tiêu chảy, còn hỗ trợ tăng trưởng và cải thiện nhiều về hệ số chuyển hóa thức ăn nên cũng giúp người nuôi tiết kiệm được 9.022 – 13.680 = – 4.658 đ chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng và cũng sẽ rút ngắn được thời gian nuôi trong công đoạn nuôi bê để sớm chuyển sang giai đoạn nuôi bê tăng trưởng kế tiếp.

     

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

     

    – Nên sử dụng Silva Feed cho bê giai đoạn sơ sinh đến 30 ngày tuổi bằng cách pha vào sữa thay thế hoặc nước uống với liều 6 gam/lít để phòng ngừa hoặc điều trị chứng tiêu chảy ở bê theo mẹ và qua đó cải thiện sức khoẻ, tăng trọng của bê trong thời gian nuôi bê theo mẹ.

     

    – Trong thời gian theo mẹ, sau 30 ngày tuổi cho đến khi cai sữa, vẫn nên sử dụng Silva Feed cho bê với liều 1,6 gam/con/ngày trộn trực tiếp vào thức ăn để tiếp tục duy trì sức khoẻ đường ruột cho bê và qua đó cải thiện sức tăng trưởng của bê, giúp bê có thể sớm cai sữa mẹ và đạt khối lượng cơ thể phù hợp chuyển tiếp sang giai đoạn nuôi tăng trưởng.

     

    Nhóm nghiên cứu cty Ánh Dương Khang

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.