(Chăn nuôi Việt Nam)- Nếu bạn đang cố gắng tạo ra một danh sách các đặc điểm di truyền không mong muốn nhất thì hói có lẽ sẽ nằm đầu danh sách với nhiều quý ông. Còn với gà thì sao? Một cái đầu hói có vẻ là vị cứu tinh.
Đó là lý thuyết đằng sau công trình của nhà di truyền học Carl Schmidt và nhóm nghiên cứu của mình tại Đại học Delaware, nơi trong 3 năm qua, một nhóm các nhà khoa học đã bận rộn với việc lập bản đồ mã hóa di truyền của các loài gà với một mục tiêu: tìm cách lai tạo một giống gà chống chịu được với nhiệt.
Và loại bỏ bộ lông có thể sẽ giúp ích.
Nhóm của Schmidt phối hợp với các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Iowa và Đại học bắc Carolina đã đi đến Uganda và Brazil để nghiên cứu các giống gà có cổ và đầu trụi lông, một biện pháp thích nghi giúp gia cầm nam xích đạo giải phóng nhiệt cơ thể và giữ mát trong vùng bản địa có khí hậu nóng như thiêu đốt của chúng. Bằng cách giải mã DNA của gà hói, Schmidt và các đồng sự hi vọng một ngày nào đó sẽ có thông tin cần thiết để lai gà đầu hói này với gà Mỹ, tạo ra một giống gà có thể thích nghi tốt hơn với khí hậu ấm hơn của Mỹ trong tương lai gần.
“Chúng ta sẽ chứng kiến những làn sóng nhiệt nóng hơn và kéo dài”, Schmidt nói. “Và chúng ta cần học cách giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với động vật – chúng ta cần tìm ra cách giúp chúng thích nghi với nó”.
Khi hành tinh ấm lên, người nông dân nuôi cả gà thịt lẫn gà đẻ trứng sẽ sớm đối mặt với tác động gây hại của sức ép nhiệt và có thể phải chứng kiến các giống gà Bắc Mỹ truyền thống dễ bị các biến chứng như tỉ lệ chết cao hơn, tỉ lệ thịt ngon giảm và tăng nguy cơ bị bệnh. Với nhu cầu thịt gà vẫn đang tăng – vào năm 2015, Tổ chức nông lương LHQ dự đoán sản lượng gia cầm toàn cầu sẽ đạt 100 triệu tấn mỗi năm và đến năm 2030 sẽ tăng lên đến 143 triệu tấn – các giống gà èo ọt đơn giản không phải là một lựa chọn trên một hành tinh vốn đã gặp rắc rối với việc cung cấp đủ thực phẩm cho dân số của nó.
Schmidt đang lấy mẫu DNA của một con gà ở Uganda
“Mối bận tâm của tôi là nuôi sống 9 tỉ người vào năm 2050”, Schmidt nói. “Đó sẽ là một thách thức. Và nó sẽ tồi tệ hơn nếu khí hậu tiếp tục biến đổi”.
Ngoài có những cái đầu không lông mát mẻ, các giống gà châu Phi và Nam Mỹ mà Schmidt đang nghiên cứu đều là giống khỏe mạnh mà sức chịu đựng của chúng đối với các yếu tố sức ép môi trường khác ngoài nhiệt cũng có thể mang lại lợi ích cho gà Mỹ.
“Chúng là những gia cầm nuôi được tiếp xúc với nhiều yếu tố – ở châu Phi bạn thực sự có thể bắt gặp gà băng qua đường phố”, Schmidt cho biết. “Những giống gà này phải chịu áp lực chọn lọc liên tục. Điều chúng tôi đang làm là tách các biến thể di truyền cho chúng khả năng tồn tại”.
Công trình của nhóm Schmidt là một phần của khoản tài trợ biến đổi khí hậu 5 năm 4,7 triệu USD từ Viện nông lương quốc gia Mỹ. 3 năm đầu dự án, các nhà di truyền học đã thu thập gần như toàn bộ dữ liệu họ cần và sẽ dành 2 năm tiếp theo để phần tích: lập bản đồ tuần tự gen của các giống gà này để xác định phương pháp tốt nhất để đưa các gen kháng nhiệt có ích đó vào gà Mỹ mà không nhất thiết phải lấy tất cả các vật liệu di truyền. Và mặc dù các công cụ mà nhóm ông đang sử dụng rất hiện đại, công nghệ cao và rất đắt đỏ nhưng cơ chế để tạo các giống gà kháng nhiệt sẽ đơn giản và cổ điển: lai giống chọn lọc.
“Tôi muốn làm rõ rằng chúng ta không phải đang xử lý với bất kỳ thứ gì biến đổi di truyền ở đây,” Schmidt nói. “Đây là phương pháp mà con người đã áp dụng hơn 10.000 năm nay”.
Bất kỳ việc lai giống gà chịu nhiệt nào diễn ra trong tương lai đều vượt ra khỏi phạm vi của dự án của Đại học Delaware vốn chỉ chịu trách nhiệm xếp tuần tự gen và tính toán dữ liệu. Nhưng trong các dự đoán của Schmidt, các giống gà cổ trần sẽ được lai với gà sản xuất của Mỹ trong các thế hệ nối tiếp, đưa khả năng thích nghi chịu nhiệt vào dần dần cho đến khi, sau khoảng 10 thế hệ, giống mới sẽ hoàn thành và sẵn sàng cho sinh sản. Nhưng quá trình rất tinh tế và sẽ không xảy ra sau một đêm.
“Làm việc này sẽ mất thời gian,” Schmidt giải thích. “Nó có thể mất 2 thập kỷ nghiên cứu trước khi khi thu được bất kỳ giống gà thực thụ nào”.
Nhưng ngành công nghiệp gia cầm – mặc dù có bằng chứng mạnh mẽ rằng biến đổi khí hậu đang diễn ra – không phải đang đổ xô để thay đổi mọi thứ.
Người dịch: L.H (Modern Farmer)
(Theo Cổng TTĐT KHCN Đồng Nai)
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất