Năm 2018, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, thể hiện qua GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76% (đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vượt ngưỡng 40 tỷ USD, số xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm tỷ lệ cao (đạt 42,4%)…
Dưới đây là 10 thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2018 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp, thông qua trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, nhà báo thuộc lĩnh vực này:
1. GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76% đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây. Kết quả tăng trưởng trên thể hiện sự sáng tạo, đổi mới trong điều hành và bứt phá trong hành động, vượt qua những khó khăn về thời tiết bất thường và thị trường khi nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản giảm giá.
2. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 vượt ngưỡng 40 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017 (mục tiêu Chính phủ giao là 36-37 tỷ USD, mục tiêu ngành đề ra là 40 tỷ USD), đạt mức cao nhất từ trước đến nay với thị trường trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Luật Chăn nuôi. (Nguồn ảnh: TTXVN)
3. Quốc hội thông qua Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi. Đến nay, đã có 7 luật trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được ban hành là: Luật Trồng trọt (2018), Luật Chăn nuôi (2018); Luật Thủy lợi (2017), Luật Lâm nghiệp (2017), Luật Thủy sản (2017), Luật Thú y (2015), Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (2013).
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 đạt mức kỷ lục. (Nguồn: TTXVN)
4. Doanh nghiệp nông nghiệp là 9.235 đơn vị. Năm 2018, số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp lập mới 2.200, tăng 12,3% so với năm 2017, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên 9.235 doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay.
Cả nước hiện đã xây dựng và phát triển mô hình liên kết với 1.096 chuỗi (tăng 350 mô hình so với năm 2017), 1.426 sản phẩm và 3.174 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát an toàn.
5. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 173/345 điều kiện đầu tư kinh doanh (đạt tỷ lệ 50%); rà soát, chuẩn hóa, công bố danh mục nông sản hàng hóa gắn mã HS từ 7.698 xuống còn 1.768 (cắt giảm trên 77%), kiểm tra chuyên ngành chuyển mạnh mẽ từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng xóa bỏ tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan; 13 thủ tục hành chính đã kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia; 18 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
6. Cả nước có 3.787 xã (42,4%) đạt tiêu chí nông thôn mới, 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập hộ gia đình nông thôn đạt khoảng 130 triệu đồng, gấp 1,71 lần so với năm 2012 và gấp 3,5 lần so với năm 2008, vượt mục tiêu đề ra.
7. Chấm dứt khai thác gỗ rừng tự nhiên: sản lượng gỗ rừng trồng, cây phân tán trong nước đạt 27,5 triệu m3 và độ che phủ rừng đạt 41,65%, cao nhất từ sau thống nhất đất nước (1975) đến nay.
8. Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); Đàm phán hài hòa quy định để sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU.
9. Việt Nam lần đầu tiên sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng AVAC-V6 FMD Emulsion type O, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia súc.
10. Năm 2018 thiên tai diễn ra phức tạp, tuy vậy với sự chỉ đạo đồng bộ, quyết tâm cao, thực hiện phương châm 4 tại chỗ nên đã hạn chế thấp nhất thiệt hại (thiệt hại về người, giảm 43%; thiệt hại vật chất chỉ bằng 33% so với năm 2017)./.
Hùng Võ
Nguồn: Vietnam+
- luật chăn nuôi li>
- ngành nông nghiệp li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất