Sau một thời gian nỗ lực khống chế, ngăn chặn lây lan, diễn biến dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc đã dần được kiểm soát. Dù vậy, nguy cơ bùng phát vẫn rất cao.
Tiêm phòng vaccine phòng, chống bệnh lở mồm long móng. Ảnh: Văn Đức.
Báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước xảy ra 114 ổ dịch lở mồm long móng tại 25 huyện của 11 tỉnh bao gồm: Quảng Ninh, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Nai, Tiền Giang. Tổng số gia súc bị bệnh là 4.044 con. Trong đó, số gia súc bị chết là 107 con.
Dù đã triển khai đồng bộ khá nhiều giải pháp, tuy nhiên đến nay, cả nước mới khống chế được 3 ổ dịch, vẫn còn 111 ổ dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày tại 9 tỉnh. Số gia súc chưa khỏi bệnh lâm sàng là 1.173 con. Hiện, mới có 2 tỉnh hết dịch bệnh lở mồm long móng là: Tiền Giang và Kon Tum.
Theo đánh giá nguyên nhân phát sinh dịch bệnh của Cục Thú y, các ổ dịch lở mồm long móng xảy ra chủ yếu trên các đàn gia súc chưa được tiêm phòng vaccine. Dịch bệnh này cũng xảy ra chủ yếu trên đàn bò (chiếm tỷ lệ 91% tổng số vật nuôi mắc bệnh). Bên cạnh đó, tất cả các ổ dịch đều do chủng virus lở mồm long móng type O gây ra.
Dù công tác khống chế dịch bệnh lở mồm long móng đã bước đầu có kết quả tích cực, tuy nhiên, Cục Thú y nhận định, nguy cơ phát sinh và lây lan của dịch bệnh trên gia súc này vẫn rất cao, đặc biệt là đối với đàn gia súc chưa tiêm phòng vaccine.
Bên cạnh đó, nguy cơ bùng phát dịch bệnh lở mồm long móng cũng có nhiều khả năng xảy ra khi đàn gia súc khoẻ mạnh được vận chuyển đến vùng dịch cũ; các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có điều kiện phòng, chống dịch bệnh hạn chế…
Lâm Nguyễn
Nguồn: Kinh tế Đô thị
- dịch lở mồm long móng li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất