55,7% hợp tác xã chăn nuôi hoạt động chưa hiệu quả - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • 55,7% hợp tác xã chăn nuôi hoạt động chưa hiệu quả

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo đánh giá của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), có đến 55,7% hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực chăn nuôi hoạt động chưa hiệu quả trong tổng số 606 hợp tác xã chăn nuôi (tính đến ngày 31/12/2017).

     

    Hoạt động của các hợp tác xã này tập trung vào các dịch vụ cung cấp vật tư chăn nuôi, tổ chức sản xuất giống, chăn nuôi thương phẩm, liên kết xuất khẩu. Tuy nhiên, các hợp tác xã chăn nuôi hoạt động chưa có hiệu quả do giá thành sản xuất cao, khó kiểm soát dịch bệnh và chất lượng sản phẩm, ứng dụng các quy trình tiêu chuẩn chất lượng rất hạn chế, công tác bảo quản và chế biến sản phẩm chưa được quan tâm, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định.

    55,7% hợp tác xã chăn nuôi hoạt động chưa hiệu quả

    Cả nước có 606 HTX Chăn nuôi (Ảnh minh họa)

     

    Theo Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018:  HTX Chăn nuôi đã được hình thành trong nhiều năm qua, song số lượng hạn chế (tính đến ngày 31/12/2017 có 606 hợp tác xã, chiếm 5,1% tổng số hợp tác xã nông nghiệp), hiệu quả hoạt động của hợp tác xã chưa cao; việc phát triển chăn nuôi vẫn dựa chủ yếu vào các nông hộ và doanh nghiệp. Do đó, cần phải đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất của các nông hộ bằng việc phát triển mạnh mẽ các hợp tác xã trong lĩnh vực chăn nuôi.

     

    Định hướng chính là tập trung phát triển các hợp tác xã chăn nuôi đại gia súc (thịt, sữa) ở các tỉnh có đầu đàn gia súc lớn như ở khu vực Trung du, Miền núi và phát triển hợp tác xã chăn nuôi lợn, gia cầm (thịt, trứng) ở cả tỉnh thông qua vận động các tổ hợp tác nâng cấp thành hợp tác xã hoặc những chủ trang trại, người sản xuất giỏi, có kinh nghiệm và uy tín với cộng đồng làm sáng lập viên vận động thành lập các hợp tác xã chăn nuôi.

     

    Quy mô HTX: Theo số lượng các hộ chăn nuôi trên địa bàn để tổ chức thành lập các hợp tác xã quy mô khoảng vài chục cho đến dưới 100 thành viên phù hợp với trình độ quản lý của hợp tác xã.

     

    Phương thức hoạt động như sau:

     

    1, Với hợp tác xã chuyên ngành chăn nuôi: Hợp tác xã tổ chức cho các hộ viên thực hiện chăn nuôi theo quy trình an toàn, công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Hợp tác xã có thể tổ chức các hoạt động dịch vụ, cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y và ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các thành viên.

     

    2, Hợp tác xã dịch vụ giết mổ: Tổ chức huy động vốn để xây dựng các cơ sở giết mổ đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Hợp tác xã thu gom sản phẩm của các hộ và trang trại chăn nuôi, tiến hành giết mổ và sơ chế, cung cấp cho các đầu mối tiêu thụ.

     

    3, Hợp tác xã chăn nuôi gia công: Hợp tác xã tổ chức tiếp nhận con giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật, thuốc thú y để các thành viên thực hiện việc chăn nuôi gia công con giống và vật nuôi thương phẩm theo kế hoạch của các cơ sở tiêu thụ, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

     

    HUYỀN TRANG

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.