Là gia cầm lấy thịt hoặc làm cảnh, gà được nhiều người yêu thích bởi sự thân thiện và dễ chăm sóc. Trên thế giới có nhiều loại gà. Trong đó, 5 loài dưới đây có giá đắt bậc nhất và được giới mê gà cảnh ưa chuộng. Vẻ ngoài bắt mắt, độ hiếm và giá trị kinh tế cao khiến những giống gà dưới đây được bán từ hàng trăm đến hàng nghìn USD.
Gà Ayam Cemani
Ayam Cemani là giống gà bản địa có nguồn gốc từ tiểu khu Kedu, Temanggung, Trung Java, Indonesia. Người Indonesia tin rằng gà Cemani có từ thời Majapahit (khoảng năm 1293 đến năm 1500). Trong tiếng Phạn, từ “cemani” nghĩa là “đen”.
Màu đen từ bề ngoài đến nội tạng của loài gà này do đột biến gen fibromelanosis di truyền khiến sắc tố melanin xuất hiện quá mức. Gà đen là một trong những giống gà hiếm và đắt nhất thế giới với giá hơn 2.500 USD/con.
Bạn rất khó tìm thấy gà này ở ngoài Indonesia. Ảnh: Skelbiu.lt.
Gà Orpington
Gà Orpington có nguồn gốc từ thị trấn cùng tên ở Anh. Đặc điểm của gà Orpington là lông mềm, nhiều màu như đen, trắng, xanh… Một con gà mái Orpington có thể đẻ 250-340 quả trứng mỗi năm. Trứng của loài này có màu nâu nhạt và là một trong những loại trứng gà đắt nhất thế giới.
Chất lượng thịt của gà orpington cũng được đánh giá cao. Chúng là gia cầm dễ nuôi, có thể chống chọi trong mùa đông lạnh giá. Chính vì vậy, loài gà này được ưa chuộng. Nhiều người sẵn sàng trả giá cao để mua gà Orpington về làm giống.
Orpington là một trong những loài gà đẹp nhất và được nuôi phổ biến trên thế giới. Ảnh: Pinterest.
Gà Luikse Vechter
Luikse Vechter là tên gọi khác của gà chọi Liege. Loài gà này nặng, kích thước to và khỏe. Hình dáng của chúng khá dài và gầy. Chân dài hơn so với các loài gà khác. Đùi chắc khỏe. Một con gà trống nặng khoảng 5-5,5 kg. Trong khi đó, cân nặng của gà mái khoảng 4 kg.
Là một trong những loài có kích thước khổng lồ trong giống gà cảnh, gà chọi Liege có vẻ ngoài đáng sợ, tuy nhiên chúng khá thân thiện với con người.
Loài gà này có màu lông đa dạng: Vàng, đen, trắng, đen đỏ, bạc, vàng, xanh vàng… Màu sắc khác nhau, ấn tượng và đẹp mắt khiến giá của gà chọi Liege trở nên đắt đỏ, khoảng 100 USD cho một con gà trống.
Liege là một trong loài gà trống khỏe nhất thế giới. Ảnh: Steunpunt Levend Erfgoed.
Gà Deathlayer
Gà Deathlayer còn được gọi là Westfalischer Totleger có nguồn gốc từ Đức. Loài gà này nổi bật với bộ lông đẹp. Ngoài ra, chúng đẻ trứng rất năng suất. Một con gà mái có thể đẻ trứng hàng ngày cho đến lúc chết.
Deathlayer trở thành một trong những loài gà hiếm nhất thế giới bởi sự tồn tại của chúng ngày càng ít đi. Năm 2009, số lượng loài này là 301 gà trống và 1.353 gà mái.
Gà trống Deathlayer trưởng thành nặng khoảng 2 kg và con mái đạt 1,5 kg. Gà chăn thả nên dễ chăm sóc ở sân vườn. Giá mỗi con khoảng 99 USD.
Deathlayer là loài gà đẹp hàng đầu thế giới, thường được mua để làm giống. Ảnh: Pinterest.
Gà Olandsk Dwarf
Olandsk Dwarf thuộc giống gà tre, có cơ thể nhỏ và bộ lông sặc sỡ. Loài gà này có nguồn gốc từ Olandsk, hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông nam Thụy Điển. Giá bán một con dao động 23-99 USD. Giống gà Olandsk Dwarf thân thiện với con người.
Vẻ đẹp và độ hiếm có khiến giá của gà Olandsk Dwarf trở nên đắt đỏ. Ảnh: Pinterest.
Gà Svart Hona
Gà mái đen Thụy Điển hay còn gọi Svart Hona là loài gia cầm quý hiếm nhất bậc nhất thế giới. Chúng có cùng đặc điểm với loài gà Ayam Cemani với toàn thân được bao phủ bởi màu đen.
Không chỉ gây ấn tượng với bộ lông đen bóng ánh xanh lục, giống gà mái Thụy Điển này còn có thịt, chân, mỏ và lưỡi màu đen tuyền.
Giá mỗi con gà Svart Hona khoảng 99-300 USD. Ảnh: The Pioneer Chicks.
Uyên Hoàng st
Nguồn: Tri Thức Trực Tuyến
- giống gà quý hiếm li>
- giống gà li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất