[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Chăn nuôi, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tính đạt khoảng 10,3 triệu tấn, tăng khoảng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó thức ăn cho lợn đạt 5,1 triệu tấn, tăng 29,7% so với cùng kỳ 2020; thức ăn cho gia cầm đạt 4,6 triệu tấn, giảm 9,6% so với cùng kỳ 2020. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 do Cục Chăn nuôi tổ chức ngày 05/07/2021.
Toàn cảnh Hội nghị sơ kết công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 do Cục Chăn nuôi tổ chức ngày 05/07/2021.
Theo đó, trong tháng 6/2021, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã có xu hướng giảm so với tháng 5/2021, cụ thể: ngô giảm 5,2%, khô dầu đậu tương giảm 2,5%, cám mì giảm 2,6%, DDGS giảm 1,0%. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng khoảng 2% so với tháng 5/2021. Những ngày đầu tháng 7/2021, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính tiếp tục giữ xu hướng giảm, cụ thể: ngô giảm 2,0%, khô dầu đậu tương giảm 1,7%, cám mì giảm 0,6%, DDGS giảm 1,9%. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm vẫn tăng so với tháng 6/2021 (mức tăng từ 1,7 đến 2,0%) do hiện tại các doanh nghiệp lấy lý do sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn đang phải sử dụng nguyên liệu được mua với giá cao từ các tháng trước.
6 tháng đầu năm 2021, các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc tăng giá mạnh, điển hình là ngô hạt 7.616,7 đ/kg (tăng 35,1%)
Tính bình quân 6 tháng đầu năm 2021, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ 2020, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc, cụ thể: ngô hạt 7.616,7 đ/kg (tăng 35,1%), khô dầu đậu tương 13.091,0 đ/kg (tăng 35,5%), DDGS (bã ngô) 8.847 đ/kg (tăng 46,0%), cám mì 6.716,7 đ/kg (tăng 32,8%), sắn lát 5.994,4 đ/kg (tăng 19,2%), cám gạo chiết ly 4.936,1 đ/kg (tăng 16,1%), Methionine 64.950,6 đ/kg (tăng 19,2%), Lysine 35.053,3 (tăng 16,3%).
Cục Chăn nuôi cũng lí giải một số nguyên nhân dẫn đến tăng giá thức ăn chăn nuôi như: (1) Giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới đều tăng cao do chi phí sản xuất tăng cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng, các quỹ đầu tư lớn chuyển hướng sang đầu cơ nông sản và Trung Quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước…; (2) Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên chi phí vận chuyển tăng do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa nói chung, trong đó có mặt hàng thức ăn chăn nuôi (trung bình chi phí vận chuyển tăng 200-300% so với bình thường); (3) Tình hình hạn hán từ tháng 3/2021 trở lại đây tại một số tỉnh của Braxin làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ ngô chính vụ của nước này.
Do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm 6 tháng đầu năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ 2020, cụ thể: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt từ 60kg đến xuất chuồng 10.785,8 đ/kg (tăng 14,6%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu 10.885,4 đ/kg (tăng 14,4%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng 11.206,9 đ/kg (tăng 12,1%).
Trong 6 tháng đầu năm, ước tính tổng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là 10,8 triệu tấn (bao gồm cả nguyên liệu sản thức ăn thủy sản), tương ứng với 3,84 tỷ USD (tăng 32,7% về số lượng và 50,3 % về giá trị so với cùng kỳ 2020). Trong đó thức ăn giàu năng lượng đạt 6,8 triệu tấn, tương ứng 1,68 tỷ USD (tăng 75,6% về số lượng và 112% về giá trị so với cùng kỳ 2020); thức ăn giàu đạm đạt 3,73 triệu tấn, tương ứng với 1,65 tỷ USD (giảm 6,3% về số lượng và tăng 23,7% về giá trị); thức ăn bổ sung đạt 0,31 triệu tấn, tương ứng 0,49 tỷ USD (giảm 1,5% về số lượng và tăng 17,8% về giá trị).
Hà Ngân
Giá thức ăn chăn nuôi trong nước có thể tiếp tục tăng 2 lần, khoảng 5%
Theo ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, dự báo giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính có thể tăng trong thời gian tới do các thông tin về tồn kho vụ cũ và diện tích trồng ngô, đậu tương vụ mới của Mỹ đều thấp hơn dự kiến; đồng thời do nhu cầu ngô sản xuất ethanol của Mỹ tăng cao dẫn tới hạn chế nguồn cung ngô dùng cho chăn nuôi). Do đó, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước có thể còn tiếp tục tăng trong thời gian tới (dự kiến có 2 lần tăng với tổng mức tăng khoảng 5%, do sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước có độ trễ từ 1-1,5 tháng.
- thức ăn chăn nuôi li>
- cục chăn nuôi li>
- nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
Tin mới nhất
T4,18/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Công Ty Cổ Phần INTERLAB là công ty cung cấp các thiết bị phân tích thí nghiệm dựa trên nền tảng kiến thức khoa học và kinh nghiệm. Chúng tôi không chỉ cung cấp thiết bị cho ngành khoa học mà còn cung cấp giải pháp phân tích hoàn chỉnh tốt nhất cho khách hàng, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi đáng tin cậy.
– Giải pháp NIR- Quang phổ cận hồng ngoại, ứng dụng phân tích nhanh da thành phần cho ngành thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu,..
– Giải pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm tự động cho sản xuất bằng công nghệ camera 3D/color vision
– Phân tích môi trường
– Đo màu
– Quang phổ UV-vis.
– Thử nghiệm lúa mì, bột, ngũ cốc
– Máy lọc nước RO, Máy lọc nước siêu sạch loại 1, 2, 3
– Các thiết bị phân tích cơ bản: Độ ẩm, đạm, béo, dầu, lactose, đường, xơ, tro, tinh bột, amino acid, độ cứng, kích cở hạt, độ dày, màu sắc, độ hòa tan, tan rã, máy nghiền, đồng hóa, nhiệt lượng.
– Thiết bị cơ bản
Liên hệ Ms. Hạnh
Phone/Zalo: 082 215 4475
Email: [email protected]