[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ước đạt 10,5 triệu tấn. Dự báo, giá một số nguyên liệu thức ăn chính có thể giảm nhưng không nhiều.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Cục Chăn nuôi, tổ chức ngày 12/7/2022.
Theo Cục Chăn nuôi, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp 6 tháng năm 2022 ước đạt 10,5 triệu tấn tương đương so với 6 tháng đầu năm 2021; trong đó thức ăn cho lợn (chiếm khoảng 55% tổng sản lượng) tăng khoảng 13,2%, cho gia cầm (chiếm 40%) giảm khoảng 8,6%, loại khác (chiếm 5%) giảm khoảng 12,5%.
Giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng liên tục
Do ảnh hưởng của giá nguyên liệu sản lượng thức ăn chăn nuôi trên thế giới, giá nguyên liệu sản lượng thức ăn chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ 2021, cụ thể:
Theo ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá là do giá nông sản thế giới đã được thiết lập mặt bằng giá mới (trong đó có giá gạo và hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng); dịch bệnh Covid- 19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có chuỗi cung ứng nguyên liệu sản lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (giảm nguồn cung, thiếu phương tiện vận chuyển). Cùng với đó, một số quỹ đầu tư lớn trên thế giới chuyển sang kinh doanh nông sản, găm hàng, đẩy giá nông sản lên cao. Mỹ là một trong những nước có sản lượng ngô lớn đã tăng sản xuất cồn sinh học (Ethanol) từ ngô, làm giảm lượng ngô xuất khẩu. Đặc biệt giá xăng dầu tăng trong tháng 02/2022 vừa qua cũng đẩy giá ngô tăng cao.
Một số nước sản xuất ngô, đậu tương lớn ở khu vực Nam Mỹ (Achentina, Brazil) có sản lượng ngô và đỗ tương giảm do tình hình hạn hán: Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng ngô của Achentina niên vụ 2021/2022 dự kiến giảm còn dưới 48 triệu tấn (theo tính toán trước đây là 54 triệu tấn), Brazil dưới 110 triệu tấn (theo tính toán trước đây là 114 triệu tấn).
Cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) đang tác động lớn đến nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá ngô và các mặt hàng nông sản khác trên thị trường thế giới và Việt Nam.
Dự báo thời gian tới giá một số nguyên liệu có thể giảm nhưng không nhiều
Bắt đầu từ cuối tháng 5/2022, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo xu hướng giảm nhẹ; hiện nay, giá một số nguyên liệu chính so với bình quân trong tháng 6 giảm, cụ thể: giá ngô hạt 8.600 đg/kg (giảm 5,5%); khô dầu đậu tương 14.050 đg/kg (giảm 0.4%); DDGS 10.500 đg/kg (tương đương); cám gạo chiết ly 5.550 đg/kg (giảm 0,3%). Dự báo trong thời gian tới giá một số nguyên liệu chính có thể giảm (nhưng không nhiều do gần đây một số nước đang thực hiện chính sách an ninh lương thực trong nước cấm xuất khẩu, điều này cũng ảnh hưởng đến giá ngô, khô đậu tương, lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi).
Đến hết tháng 6/2022, cả nước đã nhập khẩu 8,5 triệu tấn nguyên liệu sản lượng thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn thủy sản)
Giá các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh theo xu hướng tăng (do một số doanh nghiệp chưa tăng giá trong tháng 5, 6/2022 phải sử dụng nguyên liệu thức ăn giá cao nhập trước đó). Cụ thể: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu 13.000 đg/kg (tăng 0,3%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt 13.350 đg/kg (tăng 1,1%) và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng 13.800 đg/kg (tăng 1,4%).
Đến hết tháng 6/2022 cả nước đã nhập khẩu 8,5 triệu tấn nguyên liệu sản lượng thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thủy sản), giá trị tương ứng là 3,7 tỷ USD (giảm khoảng 33,11% về số lượng và 8,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó: Ngô 3,7 triệu tấn (giảm khoảng 52,3% về số lượng và 14,71% về giá trị); khô dầu các loại 2,2 triệu tấn (giảm 39,65% về số lượng và 25,5% về giá trị); DDGS 0,43 triệu tấn (giảm 39,8% về số lượng và 17,3% về giá trị); lúa mỳ 0,73 triệu tấn (giảm 3,7% về số lượng, tăng 24,26% về giá trị).
Cũng theo Cục Chăn nuôi, Cục đã lập Biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với 04 cơ sở sản xuất TACN không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng từ kết quả công tác kiểm tra năm 2021 để hoàn thiện thủ tục và tham mưu lãnh đạo Cục ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 106 triệu đồng. Qua công tác thanh tra, Cục Chăn nuôi đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 03 đơn vị, các hành vi vi phạm liên quan đến công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT, công bố hợp quy.
Hiện nay, Cục đang xem xét hồ sơ và xử lý theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cục đã xử phạt vi phạm hành chính 01 lô hàng TACN nhập khẩu chưa được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT và buộc tiêu hủy lô hàng vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy toàn bộ lô thức ăn chăn nuôi vi phạm. Tổng số tiền phạt là: 17 (mười bảy) triệu đồng.
Hà Ngân
6 tháng đầu năm 2022: Ngành chăn nuôi tăng trưởng 5,7%
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê so với cùng kỳ năm 2021, tại thời điểm tháng 6/2022, tổng đàn lợn ước tính tăng 3,8%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng khoảng 2,12 triệu tấn (tăng 5,7%); đàn gia cầm tăng 1,2%, sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng khoảng 980 ngàn tấn (tăng 5,2%), sản lượng trứng khoảng 8,8 tỷ quả (tăng 4,8%); tổng đàn bò tăng 2,2%, sản lượng thịt bò hơi khoảng 241,2 ngàn tấn (tăng 4,4%), sản lượng sữa tươi khoảng 617,8 triệu lít (tăng 10,1%); tổng số trâu giảm 1,4%, tuy nhiên sản lượng thịt trâu hơi khoảng 62 ngàn tấn (tăng 1,8%). Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 5,7% (toàn ngành nông nghiệp đạt 2,8%).
- thức ăn chăn nuôi li>
- tacn li>
- sản xuất TĂCN li>
- nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất