6 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu lợn giống gấp 32,6 lần so với cùng kỳ năm 2019 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • 6 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu lợn giống gấp 32,6 lần so với cùng kỳ năm 2019

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Tổng Cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 11.411 con lợn giống các loại (tăng 32,6 lần so cùng kỳ 2019). Cùng với đó, Việt Nam cũng nhập khẩu 2.124.127 con gia cầm giống (tăng 37,5% so cùng kỳ 2019), trị giá nhập khẩu đạt trên 11 triệu USD (tăng 42,9%). 

     

     

    Đối với việc nhập khẩu lợn giống, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước nhập khẩu 11.411 con lợn giống các loại (tăng 32,6 lần so cùng kỳ 2019), trị giá gần 8,1 triệu USD (tăng 15,3 lần). Lợn giống nhập khẩu từ 4 nước: Thái Lan (chiếm 50,6%), Canada (33,2%), Hoa Kỳ (15,8%) và Đài Loan (0,4%). Lợn nhập chủ yếu qua các cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị (chiếm 50,6%), sân bay Tân Sơn Nhất (38,8%) và Nội Bài (10,6%).

     

    Giá lợn giống nhập khẩu bình quân đạt 707 USD/con, giảm 52,9% (tương đương giảm 795,1 USD/con). Có sự chênh lệch giá lợn giống nhập khẩu giữa các quốc giá. Cao nhất là Đài Loan (4,420 USD/con), kế đến là Canada (1.036 USD/con), Hoa Kỳ (792 USD/con), thấp nhất là Thái Lan (436 USD/con).

     

    Bảng 1. Lượng và giá trị lợn giống nhập khẩu phân theo quốc gia

    TT

    Quốc gia

    Số lượng (con)

    %

    Kim ngạch (USD)

    %

    1

    Thái Lan

    5.774

    50,6%

    2.516.225

    31,2%

    2

    Canada

    3.784

    33,2%

    3.918.378

    48,6%

    3

    Hoa Kỳ

    1.808

    15,8%

    1.432.555

    17,8%

    4

    Đài Loan

    45

    0,4%

    198.900

    2,5%

     

    Tổng cộng

    11.411

    100,0%

    8.066.058

    100,0%

    Nguồn: Tổng hợp từ TCHQ, tháng 7/2020

     

    Giá lợn giống nhập khẩu từ Thái Lan chỉ bằng 62% so với giá bình quân chung của các nước, bằng 10% so với giá lợn giống nhập từ Đài Loan và bằng 42% so với giá lợn giống nhập từ Canada. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khác biệt về phẩm cấp giống. Các doanh nghiệp nhập khẩu lợn giống bố mẹ, ông bà từ các nước khác trong khi nhập lợn nái lai F1 (Yorkshire X Landrace) từ Thái Lan.

     

    Việc nhập khẩu lượng lớn lợn nái lai F1 từ Thái Lan nhằm giải quyết nhanh bài toán tăng đàn trong thời gian ngắn. Với mặt bằng giá lợn hơi hiện nay thì năng suất sinh sản của đàn nái nhập khẩu từ Thái Lan nếu thấp, chỉ bằng 50% so với nái nhập từ các nước khác thì vẫn sinh lãi. Tuy nhiên, thời gian khai thác từ đàn nái lai ngắn. Nếu mặt bằng thị trường lợn hơi ổn định sớm hơn dự kiến thì khả năng sinh lãi sẽ thấp, hiệu quả không cao.

     

    Về cơ cấu đàn giống nhập: lợn Landrace (61,2%), Yorkshire (36,5%) và Duroc (5,2%). Trong đó có 3,5% nọc và 96,5 % nái. Nái lai F1 (Yorkshire X Landrace) chiếm 49,8% tổng đàn và chiếm 51,6% lượng nái nhập khẩu.

     

    Đối với việc nhập khẩu gia cầm giống, trong 6 tháng đầu năm 2020, cả nước nhập khẩu 2.124.127 con gia cầm giống (tăng 37,5% so cùng kỳ 2019). Trị giá nhập khẩu đạt trên 11 triệu USD (tăng 42,9%). Giá nhập khẩu bình quân gia cầm giống 01 ngày tuổi đạt 5,2 USD/con giống (tăng 0,2 USD/con).

     

     

    Xét về cơ cấu giống, có 15 giống gia cầm nhập khẩu; phổ biến nhất là các giống gà chuyên thịt: Ross (chiếm 45,9%), Indian River Meat (13,4%), Hubbard (12,2%), Sasso (9,2%), Cobb (chiếm 8,1%)…

     

    Bảng 2. Lượng và giá trị gia cầm giống nhập khẩu phân theo giống

     

    TT

    Giống

     Số lượng (con)

    %

    Kim ngạch (USD)

    %

    1

    Gà Ross

                975.716

    45,9%

              4.961.668

    45,0%

    2

    Gà Indian River Meat

                284.327

    13,4%

              1.489.915

    13,5%

    3

    Gà Hubbard

                258.910

    12,2%

              1.438.959

    13,1%

    4

    Gà Sasso

                195.792

    9,2%

                 848.326

    7,7%

    5

    Gà Cobb

                172.512

    8,1%

                 677.889

    6,2%

    6

    Gà Novo Brown

                  43.104

    2,0%

                 228.965

    2,1%

    7

    Gà Isa Brown

                  40.270

    1,9%

                 224.721

    2,0%

    8

    Gà Isa Shaver

                  37.020

    1,7%

                 172.010

    1,6%

    9

    Gà Isa Warren

                  33.296

    1,6%

                 222.132

    2,0%

    10

    Vịt SM3

                  26.374

    1,2%

                 250.195

    2,3%

    11

    Gà Hisex Brown

                  22.797

    1,1%

                 124.427

    1,1%

    12

    Gà Lohmann Brown

                  18.560

    0,9%

                 135.986

    1,2%

    13

    Gà Novo White

                    6.359

    0,3%

                   34.353

    0,3%

    14

    Vịt Star 53

                    5.040

    0,2%

                 170.205

    1,5%

    15

    Ngan R71SL

                    4.050

    0,2%

                   38.531

    0,3%

     

    Tổng cộng

             2.124.127

    100,0%

           11.018.282

    100,0%

                                                    Nguồn: Tổng hợp từ TCHQ, tháng 7/2020

     

    Lượng gia cầm giống nhập khẩu từ 6 thị trường chính (tăng 01 thị trường Anh so cùng kỳ 2019). Lượng và kim ngạch nhập khẩu gia cầm giống từ các thị trường đều tăng, cao nhất là thị trường Malaysia (tăng 104,6% về lượng so cùng kỳ 2019), New Zealand (99,1%), Hoa Kỳ (92,4%), Pháp (10,6%) trong khi Úc (giảm 81,0%). Pháp và Hoa Kỳ luôn là 2 thị trường dẫn đầu cung cấp gia cầm giống chất lượng cao cho Việt Nam trong nhiều năm.

     

    TÂM AN

    6 tháng đầu năm 2020 cả nước nhập khẩu 421,6 ngàn tấn sản phẩm thịt gia súc gia cầm

     

    Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước nhập khẩu 421,6 ngàn tấn sản phẩm thịt gia súc gia cầm, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 987 triệu USD. Cùng với đó, cả nước nhập khẩu: 571 triệu USD sữa và sản phẩm sữa.

     

    Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, ước tính trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước đã nhập trên 9,1 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giá trị kim ngạch xấp xỉ 2,62 tỷ USD (tương đương giảm 14,0 % về khối lượng và 20,8% giá trị so với 6 tháng đầu năm 2019). Cụ thể: thức ăn giàu đạm 3,9 triệu tấn, giá trị đạt 1,1 tỷ USD; thức ăn giàu năng lượng trên 4,7 triệu tấn, giá trị đạt gần 1,0 tỷ USD; thức ăn bổ sung và thức ăn khác 444,0 ngàn tấn, kim ngạch 457,0 triệu USD.

     

    Về xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nói chung ước đạt 208 triệu USD. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi 6 tháng đầu năm đạt khoảng 341,2 triệu USD, tăng 3,1% so với 6 tháng đầu năm 2019.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.