6 tháng đầu năm 2018 đã nhập khẩu 4,9 triệu tấn, trị giá 989 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2017, tăng hơn 35% cả về sản lượng và giá trị.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), giai đoạn 1995-2005, nhờ việc áp dụng các giống mới (bắp lai), diện tích canh tác tăng nhanh nên sản lượng bắp cả nước tăng từ hơn 1 triệu tấn/năm lên hơn 4 triệu tấn/năm.
Nhưng vài năm gần đây mức tăng giảm dần, dưới 5%/năm, do tình trạng sâu bệnh và cỏ dại hoành hành, người nông dân không thể khống chế để có thể đạt năng suất tối đa. Bắp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn là mặt hàng nông sản Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong 10 năm qua. Năm 2017 nhập 7,7 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2018 đã nhập khẩu 4,9 triệu tấn, trị giá 989 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2017, tăng hơn 35% cả về sản lượng và giá trị.
Cũng theo Cục Trồng trọt, sau gần 4 năm được cấp phép, giống bắp công nghệ mới (biến đổi gen) có năng suất cao hơn so với các giống bắp lai nhờ khống chế tốt 3 loại sâu phổ biến (sâu khoang, sâu đục thân và sâu đục trái) cùng cỏ dại, giảm đáng kể chi phí đầu vào nhờ giảm sử dụng thuốc trừ sâu và công làm cỏ. Hơn 125.000 nông dân trồng giống bắp công nghệ mới đã cải thiện được năng suất và thu nhập 20% – 30%. Diện tích canh tác giống bắp công nghệ mới tăng từ 12.500ha năm 2015 lên khoảng 28.100ha năm 2017 (trong gần 1 triệu ha trồng bắp của cả nước).
Theo tổ chức CropLife Việt Nam, đến năm 2017, có 24 quốc gia cho phép trồng cây biến đổi gen với tổng diện tích canh tác là 189,8 triệu ha (tăng 3% so với năm 2016), lợi nhuận tăng thêm trên 102USD/ha (khoảng 2,3 triệu đồng). Ngoài ra, có 43 quốc gia sử dụng cây trồng biến đổi gen làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thực phẩm.
Đăng Lãm
Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng
- thức ăn chăn nuôi li>
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- giá ngô li>
- nhâp khẩu ngô li>
- giá ngô giảm li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất