[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 11 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 125-SL về bài trừ dịch tễ. Đây là một trong những văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên của nước ta về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Trên cơ sở đó, Ngành Thú y Việt Nam đã từng bước được xây dựng, phát triển mạnh mẽ, bám sát các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn lịch sử và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước.
Để ghi nhận những cống hiến, phát huy vai trò và truyền thống của Ngành Thú y, ngày 12 tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 664/QĐ-TTg về ngày truyền thống Ngành Thú y, theo đó Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 11 tháng 7 là “Ngày truyền thống của Ngành Thú y”.
Những năm qua, ngành Thú y đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước
Ngày 10 và 11 tháng 7 năm 2020, tại Thành phố Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân TP. Hải Phòng long trọng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Thú y Việt Nam (11/7/1950÷11/7/2020).
Trong 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Thú y đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm:
Xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật về thú y khá toàn diện, đẩy đủ, có tính thực thi cao và hội nhập quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Ngành Thú y tổ chức phát triển sản xuất, cung cấp các sản phẩm ra thị trường.
Xây dựng dược hệ thống thú y các cấp, các doanh nghiệp hoạt động về thú y ngày càng lớn mạnh, có cơ sở vật chất, trang thiết bị, nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất các sản phẩm chăn nuôi và các sản phẩm thú y;
Đào tạo được nguồn nhân lực thú y sáng tâm đức, vững tay nghề, giỏi chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành, yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước;
Tổ chức phòng, chống và kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm, bệnh truyền lây từ động vật sang người, đồng thời xây dựng hơn 2.000 vùng, chuỗi sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh.
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Ngành Thú y đã trực tiếp hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu, sản xuất nhiều sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và hằng năm xuất khẩu với tổng kim ngạch đạt khoảng 10 tỷ Đô la Mỹ.
Việt Nam hiện có 78/78 cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP. Các Doanh nghiệp đã sản xuất được hơn 12.000 sản phẩm, đáp ứng hơn 80% nhu cầu thuốc phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; đã xuất khẩu thuốc thú y đi trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với kim ngạch hàng chục triệu đô la Mỹ môi năm. Đặc biệt, chúng ta có 10 doanh nghiệp sản xuất được trên 150 sản phẩm vắc xin các loại; trong đó đã sản xuất được hầu hết các loại vắn xin phòng các bệnh quan trọng như vắc xin: Cúm gia cầm, Tai xanh, Lở mồm long móng, Dại và nhiều sản phẩm phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm;
Chủ động trong hợp tác và hội nhập sâu rộng với thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, tạo thuận lợi cho đàm phán thương mại, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang các nước.
Với sự đoàn kết, nỗ lực không mệt mỏi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức của các tập thể và các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp trong suốt 70 năm qua, Ngành Thú y đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập; Huân chương Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, giải thưởng Hồ Chí Minh và các phần thưởng cao quý của các tổ chức trong nước, quốc tế.
Ngày 10 tháng 7 năm 2020, Ngành Thú y đã rất vinh dự được đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Thư chúc mừng, ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương các thành tích đã đạt được và chỉ đạo ngành Thú y cần “Quyết liệt đổi mới, đoàn kết thống nhất, trách nhiệm, hiệu quả và chủ động hội nhập”, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật,… đây là những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của ngành Thú y”.
Tập thể Cục Thú y vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; nhiều tập thể, cá nhân của Ngành Thú y được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
Để phát huy những thành tích đạt được, ngay từ đầu năm 2020, Ngành Thú y cũng tổ chức phát động thi đua lập thành tích chào mừng Lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của ngành.
Hội thảo khoa học kỷ niệm 70 năm truyền thống ngành Thú y (Ảnh: Báo Hải Phòng)
Ngày 10/7/2020 tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Ngành Thú y tổ chức triển lãm những thành tựu và kết quả nổi bật của ngành trong 70 năm qua. Đồng thời tổ chức hội thảo khoa học với 8 bài trình bày của các đơn vị tiêu biểu và hàng chục poster về: (i) Ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất các loại vắc xin thế hệ mới, các sản phẩm để chẩn đoán, xét nghiệm, phòng chống các bệnh nguy hiểm; (ii) Ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực Ngành Thú y; (iii) Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển các phần mềm trực tuyến trong công tác kiểm dịch, quản lý thuốc thú y, chẩn đoán bằng hình ảnh, giám sát dịch bệnh động vật, xây dựng vùng, chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh, giám sát tồn dư kháng sinh,…
Gian hàng trưng bày các sản phẩm thuốc thú y, vắc xin của Công ty HANVET nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngành Thú y (Ảnh: Công ty HANVET)
Phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang, Ngành Thú y sẽ tiếp tục phấn đấu, không ngừng hoàn thiện, đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao độ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
P.V
- ngành thú y li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất