Trong số 850.000 virus này, bất cứ loài nào cũng có khả năng gây nên một đại dịch mới, quy mô lớn hơn, tàn khốc hơn, chết nhiều người hơn và khó kiểm soát hơn.
540.000-850.000 virus hiện chưa được phát hiện
Trong báo cáo mới nhất được đưa ra tại hội thảo gồm 22 chuyên gia của IPBES (tổ chức liên chính phủ được thành lập để nghiên cứu cải thiện mối quan hệ giữa khoa học, các vấn đề đa dạng sinh học và hệ sinh thái, nhằm phục vụ một vai trò tương tự như Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu), các nhà khoa học cảnh báo ước tính có khoảng 540.000-850.000 virus hiện chưa được phát hiện ở chim và động vật có vú có khả năng lây nhiễm sang các tế bào của con người.
Nguy cơ lây lan như vậy đang tăng lên nhanh chóng mỗi ngày, với hơn 5 căn bệnh mới xuất hiện ở người mỗi năm. Đặc biệt là bất kỳ căn bệnh mới nào trong số đó đều có khả năng gây nên một đại dịch lớn.
Mặc dù vậy, các nhà khoa học khẳng định rằng, sẽ là sai lầm nếu con người chỉ biết đổ lỗi cho động vật hoang dã về sự xuất hiện của những căn bệnh này mà không nghĩ đến sự tác động của chính chúng ta đến đến môi trường.
Nhà khoa học Peter Daszak, chủ trì hội thảo IPBES, cho biết: “Thực ra chẳng có bí ẩn lớn nào về nguyên nhân của COVID-19 hoặc của bất kỳ đại dịch hiện đại nào. Các hoạt động khai thác thiên nhiên của con người, cụ thể là cách chúng ta sử dụng đất; mở rộng và thâm canh nông nghiệp; buôn bán, sản xuất và tiêu dùng không bền vững đã tác động mạnh đến thiên nhiên và gia tăng sự tiếp xúc giữa động vật hoang dã, vật nuôi, mầm bệnh. Cuối cùng là dẫn đến đại dịch”.
Ước tính 850.000 loại virus chưa được phát hiện ở động vật có thể lây nhiễm sang người – Ảnh: SHUTTERSTOCK
Con người cần làm gì để ngăn đại dịch mới?
Thông thường từ trước đến nay, hễ có một căn bệnh hoặc một đại dịch mới xuất hiện là thế giới bước vào cuộc đua sản xuất vắc xin, điều chế ra các loại thuốc ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chúng ta có thể thoát khỏi kỷ nguyên của đại dịch bằng sự tập trung nhiều hơn vào việc phòng ngừa ngăn chặn xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm từ động vật ngay từ đầu thay vì phản ứng với chúng bằng các biện pháp y tế công cộng.
Các hành động cần làm bao gồm:
Chấm dứt việc khai thác môi trường không bền vững như phá rừng, thâm canh nông nghiệp và buôn bán/tiêu thụ các loài hoang dã. Những thay đổi trong cách sử dụng đất, chẳng hạn như nạn phá rừng, xây dựng các khu định cư của con người ở các khu vực hoang dã và tăng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi đã gây ra hơn 30% số bệnh tật xuất hiện kể từ năm 1960 đến nay.
Tăng thuế đánh vào thịt và sản xuất chăn nuôi gia súc; giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và giảm bớt các loài có nguy cơ dịch bệnh cao khỏi hoạt động buôn bán hợp pháp. Buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã để làm thực phẩm, thuốc, lông thú và vật nuôi sẽ dẫn đến tổn thất đa dạng sinh học và tăng nguy cơ xuất các đại dịch mới tương tự như SARS và COVID-19.
Tăng cao các biện pháp chống biến đổi khí hậu vì điều này cũng có khả năng góp phần đáng kể vào các đại dịch trong tương lai bằng cách thúc đẩy sự di chuyển của cả người và động vật hoang dã.
Đề cao sự tham gia và kiến thức của người bản địa và cộng đồng địa phương trong các chương trình phòng chống đại dịch, đạt được an ninh lương thực cao hơn và giảm tiêu thụ động vật hoang dã.
Các chuyên gia ước tính, các hành động này có thể sẽ tiêu tốn khoảng 40-58 tỉ USD hàng năm nhưng vẫn chỉ là một phần nhỏ so với chi phí chống lại các đại dịch như COVID-19.
Đại dịch có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân như mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, thương mại quốc tế và sự gia tăng dân số không kiểm soát được, trừ khi hành động khẩn cấp được thực hiện.
Báo cáo cảnh báo: nếu không có các chiến lược ngăn chặn, đại dịch sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, lây lan nhanh hơn, giết chết nhiều người hơn và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu với tác động tàn khốc hơn bao giờ hết.
Điều cần thực sự hiểu là tất cả chúng ta cần phải đồng lòng trong việc này và ngừng đổ lỗi cho nhau. Một quốc gia đang phát triển phá rừng, buôn bán động vật hoang dã rất nhiều đôi khi lại bắt nguồn chính từ nhu cầu tiêu thụ của một quốc gia phát triển khác.
MINH HẢI (Theo IPBES )
Báo Tuổi Trẻ
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất