Bò là loại gia súc lớn được nuôi khá phổ biến trên địa bàn tỉnh, tập trung ở các huyện, thành phố có nguồn cỏ tươi tự nhiên, tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp như: Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên. Thời gian gần đây, nông dân trong tỉnh đang mạnh dạn chuyển sang nuôi những giống bò ngoại có thể trọng to lớn, tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, đem lại giá trị kinh tế vượt trội.
Theo tổng hợp của ngành chăn nuôi, hiện nông dân trong tỉnh đang chăn nuôi gần 40 nghìn con trâu, bò, trong đó bò thịt chiếm khoảng 70%. Bò chất lượng cao đang ngày càng chiếm số lượng lớn, được chuyển đổi dần qua các lứa nuôi sinh sản, lai tạo thông qua biện pháp thụ tinh nhân tạo cho bò cái nền sẵn có ở địa phương. Đứng đầu danh sách bò “khủng” là giống bò Blanc Blue Belge (BBB), là giống bò thịt đặc biệt của thế giới được tạo ra từ nhiều giống bò địa phương của Bỉ với bò Shorthorn. Bò BBB có cơ bắp phát triển siêu trội nhờ hệ thống cơ đôi, ngoại hình đẹp, hấp thụ thức ăn tốt, thịt ngon, hiệu quả kinh tế cao. Sau 12 tháng nuôi, bò BBB thuần có thể đạt trọng lượng hơn 360kg/con, trong khi bò lai sind cùng thời gian nuôi chỉ đạt khoảng 130kg/con. Khi bò cái lai sind được phối giống tinh bò BBB sẽ tạo ra con lai BBB có thể trọng vượt trội, sau 12 tháng nuôi đạt trọng lượng 290 – 300kg/con, mức trọng lượng của bò thịt cao nhất trong các giống bò thịt từng được nông dân trong tỉnh gây nuôi.
Anh Đoàn Văn Việt, một hộ nuôi bò lai BBB tại xã Tân Hưng (thành phố Hưng Yên) cho biết: “Gia đình tôi chăn nuôi bò thịt đã nhiều năm nay, thường xuyên duy trì đàn bò từ 6 – 8 con, nuôi theo hình thức nhốt chuồng, tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp sẵn có làm thức ăn cho bò. Trước đây tôi nuôi nhiều giống bò khác nhau, khi tìm hiểu về giống bò siêu thịt BBB, từ năm 2016, gia đình tôi chuyển sang nuôi 100% bò lai BBB để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Mỗi con bò lai BBB xuất chuồng, trọng lượng gấp 1,5 – 2 lần so với bò lai sind thông thường, tỷ lệ thịt cao nên thương lái ưa chuộng, gia đình tôi có lãi trên 1 triệu đồng/con/tháng”. Anh Việt cho biết, sau khi nuôi 18 tháng, bò lai BBB đạt trọng lượng 370 – 380kg, khi đó đã có thể xuất chuồng, nếu nuôi đến 24 tháng, có thể đạt trên 400kg, tỷ lệ thịt cũng cao hơn. Nhìn những con bò lông đen khoang trắng, thân hình to lớn, bắp thịt nổi rõ, hiền lành đứng ăn cỏ trong những ô chuồng nuôi nhốt được thiết kế đặc biệt cho thân hình “khủng”, niềm vui của nông dân như được nhân lên khi thành công với lứa bò thịt mới, năng suất cao.
Nông dân thành phố Hưng Yên nuôi bò lai Brahman
Qua thực tế tại các hộ chăn nuôi bò lai BBB trên địa bàn tỉnh, có thể nhận thấy chế độ ăn uống của giống bò này không có gì khác biệt so với bò thịt thông thường. Người chăn nuôi có thể tùy vào điều kiện của mình để phối hợp nhiều loại thức ăn tinh, thức ăn thô, xanh khác nhau như: Ngô, cám gạo, cám công nghiệp chuyên dùng cho bò thịt, cỏ, rơm, thân ngô… Đồng thời, bò lai BBB thuần tính, phù hợp với việc nuôi nhốt chuồng, thể trạng khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, trong quá trình nuôi thương phẩm chỉ cần thực hiện tiêm vắc-xin phòng các bệnh được khuyến cáo theo đúng tuổi của bò, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Vì có thân hình to lớn, bò lai BBB tiêu thụ thức ăn gấp 1,5 – 2 lần so với bò thịt thông thường, mức tăng trọng lượng cũng tỷ lệ thuận với việc tiêu thụ thức ăn, người chăn nuôi cần lưu ý việc cung cấp đủ dinh dưỡng, cân đối giữa nguồn thức ăn tinh và thức ăn thô, xanh để bò phát triển tốt.
Ngoài bò lai BBB, nông dân trong tỉnh đang phát triển mạnh các giống bò ngoại khác như: Brahman đỏ; Droughmaster, Angus… Thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo, những giống bò ngoại này được lai giống với bò cái nền sẵn có của nông dân trong tỉnh, tạo ra các con lai thế hệ F1, cho năng suất và chất lượng thịt khá tương đồng với giống thuần. Theo đánh giá của người chăn nuôi trong tỉnh, các con lai bò Brahman đỏ; Droughmaster, Angus, khi nuôi đến 24 tháng đều có trọng lượng từ 300 – 350kg/con. Với ưu điểm vượt trội, chất lượng thịt thơm ngon, nông dân trong tỉnh đang dần chuyển đổi từ nuôi bò lai sind sang nuôi bò lai 3 máu, tức sử dụng con giống của bò lai sind với những giống bò ngoại như BBB, Brahman để tăng năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế.
Đồng hành với nông dân, những năm qua, tỉnh đã thực hiện Dự án Chăn nuôi lợn theo hướng Vietgahp và chăn nuôi bò thịt cao sản nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các hộ chăn nuôi bò thịt. Theo đó, các hộ chăn nuôi bò thịt được lựa chọn tham gia dự án sẽ được hỗ trợ về con giống, thức ăn chăn nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trong năm 2016, đã có 43 hộ nuôi bò thịt lai 3 máu được dự án hỗ trợ mua giống với tổng số 277 con. Năm 2017, dự án có kế hoạch hỗ trợ mua trên 300 con giống bò lai 3 máu ở tất cả các huyện, thành phố, hiện nay công tác bình tuyển, bấm số tai đàn bò đang được tiến hành.
Ông Nguyễn Đình Tưởng, Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Hiện đàn bò lai 3 máu của tỉnh đã chiếm 35% tổng đàn, đem lại hiệu quả rõ rệt cho người chăn nuôi. Cùng với các chương trình hỗ trợ của tỉnh, người chăn nuôi cần chủ động, nhạy bén trong tự chuyển đổi con giống, thay đổi phương pháp chăn nuôi cũ, áp dụng biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất. Trong quá trình nuôi nhốt bò thịt, các hộ cần chú ý điều kiện chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng, tiêm phòng bệnh đầy đủ khi bò đến tuổi, cân đối nguồn thức ăn theo giai đoạn phát triển của bò. Bên cạnh đó từng bước xây dựng quan hệ sản xuất bền vững trong nuôi bò thịt, mở rộng quy mô đàn, liên kết để tiêu thụ ổn định sản phẩm cả về số lượng và giá xuất bán”.
Vi Ngoan
- chăn nuôi bò li>
- bò thịt bbb li>
- giống bò ngoại li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Muốn tìm đối tác liên kết hợp tác chăn nuôi bò thịt quy mô 25 con. Bạn nào ở Hưng Yên muốn liên kết chăn nuôi cùng mình liên hệ 0966460899. Mình tên Luật