[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian vừa qua, miền Trung và Tây Nguyên đón “sóng” các dự án đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. Tất cả, hứa hẹn sự thay đổi lớn về kinh tế – xã hội ở vùng đất này. Song, để phát triển bền vững, bên cạnh vấn đề kỹ thuật, thì an sinh xã hội và môi trường cũng cần được tính toán kỹ lưỡng!
Tuy nhiều tiềm năng nhưng chăn nuôi gia súc lớn ở Miền Trung và Tây Nguyên vẫn còn gặp nhiều khó khăn
Tiềm năng lớn
Miền Trung và Tây Nguyên là hai khu vực chiếm vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của Việt Nam. Diện tích đất tự nhiên khu vực này chiếm tới 45,5% cả nước, riêng đất nông nghiệp chiếm 38,2%, đất lâm nghiệp chiếm 46,6%. Mật độ dân số thưa, bình quân chung của toàn quốc là 277 người/km² thì khu vực Tây Nguyên chỉ có 103 người, miền Trung là 205 người.
Theo PGS-TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Gia súc lớn Việt Nam: ngoài ưu thế về các cây công nghiệp như chè, cà phê, hồ tiêu hay hoa quả, hai vùng này còn có thế mạnh về chăn nuôi trâu, bò, dê, hươu, nai: 35,8%; đàn trâu, 53,8% (miền Trung: 40,7%, Tậy Nguyên 13,1%) đàn bò, 31,1% đàn dê, 97,8% đàn cừu, 88,1% đàn hươu, nai trong cả nước tập trung ở hai vùng này. Ngày nay, theo xu hướng hội nhập và tham gia sâu vào TPP, chăn nuôi thân thiện với môi trường, chăn nuôi hữu cơ, bền vững, những vật nuôi nêu trên lại có khả năng cạnh tranh và là thế mạnh của hai vùng này.
PGS-TS Trần Quang Hân, Khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Tây Nguyên đưa ra số liệu: Đàn bò của Tây Nguyên thời gian gần đây tăng khá nhanh. Năm 2014, đàn bò của toàn vùng là 685.451 con, tới năm 2016, lên tới 849 601 con, trong đó, chiếm nhiều nhất là tỉnh Gia Lai tới 524.593 con, chiếm trên 60%. Đàn bò nhập của cũng tăng lên nhanh chóng từ 33.609 (2014) lên 46.037 con (2016). Diện tích trồng cỏ toàn vùng năm 2014 đạt 9.219 và tới năm 2016 đạt 9.768 ha.
Những dự án nghìn tỷ…
Ông Lê Đình Vũ – Công ty Cổ phần Chăn nuôi Gia Lai (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) cho biết đã đầu tư vào dự án chăn nuôi này tới hơn 6.300 tỷ đồng, trong đó 3.500 tỷ đồng cho bò sữa, 2.800 tỷ đồng cho bò thịt. Khoản tiền này đã tạo ra 6 trang trại với quy mô nuôi lúc đỉnh điểm là 12.000 con bò sữa, khoảng 80.000 con bò thịt và còn có thể nâng cao hơn nữa. “Kế hoạch của Công ty là phát triển bò sữa đến khoảng 100.000 con. Còn bò thịt kế hoạch về lâu về dài thì lên khoảng 100.000 con tùy theo tình hình thực tế”- ông Lê Đình Vũ chia sẻ.
Nối gót Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng đã sốt sắng triển khai dự án chăn nuôi bò ở Tây Nguyên. Năm 2014, Đức Long Gia Lai đã “lớn tiếng” công bố về dự án hơn 11.000 tỷ đồng, đầu tư các trang trại bò sữa quy mô lớn với 80.000 con bò sữa, 45.000 con bò thịt. Bước đầu, dự án tập trung đầu tư tại 3 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai. Để phục vụ dự án này, Đức Long Gia Lai được 3 tỉnh chấp thuận chủ trương cho phép khảo sát diện tích đất lên đến 20.000 ha.
Xét về địa lý, ngoài Gia Lai, 3 tỉnh khác ở Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng đều có doanh nghiệp xin đăng ký các dự án rất lớn về chăn nuôi bò; không tỉnh nào có tổng vốn cam kết dưới 10.000 tỷ đồng. Riêng tại Đắk Lắk, các dự án đăng ký có tổng giá trị hơn 20.000 tỷ đồng.
Tại Hà Tĩnh, năm 2016, một dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt công nghệ cao của Công ty Bình Hà với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 4.500 tỉ đồng được khánh thành. Đây là dự án được cho là lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực chăn nuôi bò giống và bò thịt trên cả nước. Dự án có quy mô lên tới 254.200 con bò/năm, được triển khai trên tổng diện tích đất 5.000 héc ta thuộc địa phận các huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Năm 2015, Công ty Vinamilk đã làm lễ động thổ và khởi công tổ hợp trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao với tổng vốn đầu tư ban đầu cho dự án này là 1.600 tỷ đồng tại tỉnh Thanh Hóa. Dự án có tổng diện tích 2.500 ha (25 triệu m²), trong đó có 147 ha để xây dựng trang trại và 1.600 ha để phát triển nguyên liệu thức ăn thô xanh cho đàn bò. Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa được đầu tư xây dựng với công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa.
Ở Quảng Bình, dự án trang trại bò của Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình đóng ở tiểu khu Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung (huyện Bố Trạch), được khởi công xây dựng từ đầu năm 2016, với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Với ngành nghề kinh doanh chính là chăn nuôi trâu bò thịt áp dụng công nghệ cao, có quy mô 20.000 con/đợt, mỗi năm 2 đợt. Với quy mô và diện tích như vậy, đây là dự án chăn nuôi bò lớn nhất được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Còn tại Nghệ An, trang trại chăn nuôi bò sữa tại Nghệ An của TH True Milk hiện có 45.000 con bò sữa với hơn 22.000 con cho sữa, cho năng suất sữa bình quân 40 lít/con/ngày được nuôi trong trang trại tập trung và khép kín.
Những biện pháp chính
Theo PGS-TS Trần Quang Hân, vùng Tây Nguyên, nhờ có diện tích lớn, cùng với đó là công tác khuyến nông nên nhiều nông dân nắm được kỹ thuật trồng cỏ, chế biến, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò. Cùng với đó là quản lý dịch bệnh tốt, đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ đảm bảo. Nhiều cơ hội đặt ra với ngành chăn nuôi gia súc lớn đó là: các tỉnh có chính sách, chiến lược phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, liên kết vùng. Có các dự án hợp tác với nước ngoài về chuỗi giá trị bò thịt cho miền Trung và Việt Nam.
Song, điểm yếu của chăn nuôi bò ở Tây Nguyên đó là chất lượng nền giống thấp, khó lai tạo. Một số hộ nông dân bảo thủ với lối chăn nuôi truyền thống. Nguồn thức ăn cho bò hạn chế do các cây trồng khác cạnh tranh như cao su, cây công nghiệp dài ngày khác. Sản xuất rời rạc chưa liên kết theo chuỗi. Dịch bệnh do nhập bò theo con đường tiểu ngạch.
Vì thế, theo TS Hân, các các tỉnh thực hiện tốt chính sách, chiến lược phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa, liên kết vùng. Tìm kiếm các dự án hợp tác với nước ngoài về chuỗi giá trị bò thịt. Tổ chức tốt công tác khuyến nông để nông dân nắm được kỹ thuật trồng cỏ, chế biến, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò. Tăng cường công tác quản lý dịch bệnh, huấn luyện đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ đảm bảo. Cùng với đó, nâng cao tầm vóc đàn giống nền. Chuyển phương thức chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi thâm canh. Quy hoạch đất cho trồng cỏ chăn nuôi. Sản xuất liên kết theo chuỗi, không nhập bò theo con đường tiểu ngạch.
Còn ông Đặng Thái Nhị, Giám đốc Công ty TNHH Sao Đỏ cho rằng, để thực hiện mục tiêu chiến lược nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống, khả năng sinh sản, khả năng chống đỡ bệnh tật cho gia súc lớn của Việt Nam, Công ty đã áp dụng một số biện pháp (tạm gọi là 6 tốt) và bước đầu cho hiệu quả, bao gồm: Tuyển chọn, gây dựng đàn cái nền tốt; Phối giống nhân tạo với chất lượng tinh đông lạnh tốt; Công tác thú y tốt; Đảm bảo dinh dưỡng tốt; Tổ chức chăn nuôi tốt; Vệ sinh chuồng trại, môi trường tốt.
PGS-TS Hoàng Kim Giao thì khẳng định: Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là ngành chăn nuôi gia súc lớn khu vực miền Trung và Tây Nguyên phải phát triển, phát triển đi theo con đường chuyên nghiệp hay chuyên môn hóa, quản lý theo chuỗi các mặt hàng từ trang trại đến bàn ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cần chú ý tới môi trường và an sinh xã hội
Nhiều dự án chăn nuôi được doanh nghiệp hứa hẹn nhưng hệ lụy tới môi trường và an sinh xã hội là điều cần được tính đến.
Xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) là một trong những nơi được lựa chọn để triển khai dự án chăn nuôi bò. Người dân vùng dự án chưa kịp vui mừng thì đã ngập tràn nỗi lo. Dự án nuôi bò sữa tại đây được UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt cho Tập đoàn Đức Long Gia Lai triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư dự kiến 850 tỷ đồng, quy mô trang trại nuôi 10.000 con bò sữa và trồng cây nông nghiệp ngắn ngày công nghệ cao. Dự án hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế, xã hội của vùng đất khó Krông Nô.
Để thực hiện dự án, UBND tỉnh Đắk Nông giao cho UBND huyện Krông Nô xem xét lại quỹ đất và lập phương án đền bù hỗ trợ người dân trong vùng dự án thỏa đáng.
Chủ trương thì đúng nhưng khi triển khai đã xảy ra nhiều vướng mắc, khiếu kiện. Hàng chục hộ dân trong vùng đang rất bức xúc khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi giao cho dự án nuôi bò nhưng chỉ được hỗ trợ, đền bù với giá rẻ mạt (5 triệu đồng/ha).
Cùng với đó, những sự cố và hệ lụy môi trường đã và đang phát sinh do các dự án ở Tây Nguyên. Điển hình là việc Trang trại chăn nuôi bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) tại xã Thành An (thị xã An Khê) xả thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Điều đáng lên án là một “siêu” dự án đã hoạt động cả gần 1 năm trời nhưng lại chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Để rồi, UBND tỉnh Gia Lai phải ra quyết định xử phạt Công ty này 400 triệu đồng vì những sai phạm liên quan tới môi trường.
Cũng liên quan tới vấn đề môi trường, tháng 2/2016, giữa lúc Tây Nguyên hạn kỷ lục, người dân huyện Ia Grai “tố” Công ty Cổ phần Bò sữa Tây Nguyên (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) đắp đập, chặn suối để phục vụ tưới cỏ, bỏ mặc vườn cây của dân khô cháy. Sau những khiếu kiện, để tránh rắc rối, Công ty này buộc phải dỡ đập, trả lại nguồn nước cho dân.
Trong khi lợi nhuận to, đóng góp lớn cho ngân sách của những dự án nuôi bò mới chỉ là triển vọng thì mùa khô 2015 – 2016, Tây Nguyên đã gánh chịu hậu quả to lớn của đợt hạn kỷ lục trăm năm. Giữa đỉnh điểm của hạn, mới thấy giá trị của rừng thực sự to lớn. Cũng giữa đỉnh điểm của hạn, mới thấy tác động của các dự án chăn nuôi bò đến môi trường là không hề nhỏ.
Hương Giang
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi bò li>
- đại gia súc li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất