Theo một nghiên cứu mới đây, virus cúm A/H7N9 có nguy cơ bùng phát thành đại dịch sau khi phát hiện một chủng mới độc lực cao làm tăng khả năng truyền bệnh từ gia cầm sang người.
Giữa tháng 10 /2017, GS. Yoshihiro Kawaoka, Bộ môn Virus, Khoa Sinh học phân tử và Miễn dịch, Viện Khoa học Y khoa của Trường Đại học Tokyo, Minato-ku, Tokyo, Nhật Bản đã công bố kết quả của nhóm nghiên cứu về chủng virus cúm A/H7N9.
Kết quả này được các nhà khoa học lấy từ mẫu bệnh phẩm phân lập của một bệnh nhân tử vong do cúm A/H7N9 vào đầu năm 2017. Theo đó, kết quả nghiên cứu ban đầu đã phát hiện đoạn gen có thể lây truyền và gây chết trên loài chồn (một loại động vật có thể chỉ điểm lây nhiễm bệnh sang người).
Bên cạnh đó, chủng virus cúm A/H7N9 độc lực cao có thể nhân lên hiệu quả ở trên chuột, chồn và một số loài linh trưởng khác. Tất cả virus lây nhiễm thông qua nước bọt của con chồn tới các điểm biến thể nhạy cảm neuraminidase làm chết một số con vật khác sau khi bị nhiễm và có tiếp xúc gần.
Hiện tượng này xảy ra cả ở con vật lây nhiễm đầu tiên và những con vật khác khỏe mạnh có tiếp xúc gần với con vật bị nhiễm bệnh. Đây là trường hợp đầu tiên chủng virus cúm A độc lực cao lây truyền giữa các con chồn và làm chúng tử vong.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, chủng virus cúm A/H7N9 độc lực cao có thể tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch và cần được theo dõi một cách chặt chẽ.
Chủng độc lực cao của virus cúm A/H7N9 vừa được phát hiện, dấy lên nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người
Trước đây, khoảng đầu năm 2013, trường hợp đầu tiên mắc cúm A/H7N9 trên người đã được phát hiện tại Trung Quốc.
Kể từ đó tới đầu năm 2017, vẫn chưa phát hiện thêm các trường hợp virus cúm A/H7N9 ở gia cầm cũng như các loài động vật khác, do đó chúng được phân loại là chủng virus cúm độc lực thấp.
Nhưng cho tới 10/12017, các mẫu viruscúm A/H7N9 gây bệnh ở gia cầm đã được phát hiện, chúng phân loại là chủng virus cúm A/H7N9 độc lực cao.
Việc chuyển từ chủng độc lực thấp sang chủng độc lực cao của virus này làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh từ gia cầm sang người do việc đào thải virus cúm A/H7N9 vào môi trường là cực kỳ cao.
Tính đến cuối tháng 10/2017, đã có tới 54 mẫu bệnh phẩm cúm A/H7N9 độc lực cao ở môi trường hoặc gia cầm và 25 mẫu bệnh phẩm trên người được ghi nhận tại Trung Quốc. Cho tới thời điểm này, Trung Quốc đã có 1,622 trường hợp mắc , trong đó có 619 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong lên tới 38,2%.
Những tháng mùa đông – xuân là lúc tỉ lệ mắc gia tăng đáng kể do điều kiện thời tiết thuận lợi, cùng với nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng cao.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc, ngay từ năm 2013, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai giám sát chặt chẽ để phát hiện sớm sự xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9 ở nước ta.
Các Bộ, ban ngành cũng triển khai biện pháp chủ động phòng chống cúm, sẵn sàng đáp ứng kịp thời khi phát hiện chủng virus cúm A/H7N9 tại Việt Nam. May mắn là cho dến nay, nước ta vẫn chưa phát hiện virus cúm A/H7N9 cả ở trên gia cầm cũng như ở người.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chuyên gia của WHO, FAO khuyến cáo, không vì thế mà mất cảnh giác trong việc theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh để có thể triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Nguyên Hoàng
Nguồn: VTC News
Để chủ động phòng chống bệnh cúm A(H7N9) ở người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Người trở về nước từ khu vực có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.
5. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
- dịch cúm gia cầm li>
- h7n9 li>
- phòng chống cúm A li> ul>
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- RaboResearch: Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu sẽ tăng trong quý IV/2024
- Giá thịt lợn tại Mỹ tăng, giá bò sống giảm mạnh
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất