Ngày 12/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố một đề xuất nhằm chấn chỉnh mối quan hệ giữa những người nông dân – mắt xích đầu tiên trong chuỗi cung ứng thực phẩm, người tiêu dùng, ngành công nghiệp chế biến và các nhà phân phối.
Một dây chuyền chế biến gia cầm.
Đề xuất tư pháp này là giai đoạn thứ hai trong kế hoạch của EC với mục tiêu đảm bảo quyền đàm phán của người nông dân trong chuỗi cung ứng thực phẩm, sau khi đã rà soát những quy định liên quan tới các doanh nghiệp chế biến.
EC muốn bãi bỏ một số hành vi thương mại bị đánh giá là không trung thực trong chuỗi cung ứng thực phẩm đã qua chế biến, vốn gây bất lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như những người nông dân.
Các nhà sản xuất nhỏ trong chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm cả người nông dân, là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do các hành vi gian lận thương mại của một số đối tác trong chuỗi. Những thành phần dễ bị tổn thương trong chuỗi cung ứng thường không có khả năng thảo luận và thiếu các phương tiện thay thế để mang sản phẩm của họ đến với người tiêu dùng.
Đề xuất của EC, được đưa ra sau nhiều áp lực từ Nghị viện châu Âu và các nước thành viên, nhằm mục đích cấm một số hành vi gian lận thương mại kiểu như việc chậm thanh toán hay hủy bỏ đơn đặt hàng vào phút chót.
Phó Chủ tịch EC phụ trách về việc làm, đầu tư tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, Jyrki Katainen cho biết đang tồn tại sự mất cân bằng về quyền thương lượng trong chuỗi cung ứng thực phẩm, và với đề xuất này EC có thể trực tiếp giải quyết được thực trạng kinh doanh không lành mạnh.
Bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu và tăng cường thực thi pháp luật, đề xuất trên sẽ đảm bảo để các nhà khai thác trong lĩnh vực này có thể cạnh tranh trong các điều kiện công bằng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi.
Cao ủy phụ trách nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) Phil Hogan nhấn mạnh từ 20 năm qua, đặc biệt là trong 5-6 năm gần đây, nhiều người thường đề cập tới tình trạng biên độ lợi nhuận của người nông dân bị giảm trong quá trình chuyển giao cùng với sự xuất hiện của các thành phần khác trong chuỗi sản xuất thực phẩm.
Tổ chức Thương mại châu Âu (EuroCommerce), cơ quan tập hợp nhiều nhà phân phối lớn với những cái tên như Auchan, Carrefour, Lidl, Coop, Spar hay Kingfisher đã ngay lập tức bày tỏ quan điểm phản đối. Tổng giám đốc của EuroCommerce, Christian Verschueren, cho rằng EC không đưa ra được một bằng chứng nào về vấn đề liên quan tới cấu trúc hay tính cần thiết của một luật châu Âu trong việc giải quyết vấn đề nêu trên.
Một số nhà phân phối thì cho rằng luật mới thể hiện sự áp đặt không cần thiết tại những nước mà ở đó hoạt động đối thoại cùng sự hiện diện của những tổ chức của người nông dân đang khiến chuỗi cung ứng thực phẩm vận hành trơn tru mà không cần phải đưa ra thêm quy định đặc thù nào khác.
Về phần mình, Cao ủy Phil Hogan cho rằng nếu các chuỗi siêu thị, các nhà chế biến và những thành phần khác trong chuỗi cung ứng đang có quan hệ tốt với nông dân và những nhà sản xuất nhỏ thì họ sẽ không có lý do gì phải lo ngại trước đề xuất mới này của EC./.
Nguồn: TTXVN/VIETNAM+
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức họp Ban Thường vụ, đánh giá kết quả quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2025
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
Tin mới nhất
CN,06/04/2025
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất