Các nhà khoa học bàng hoàng trước tốc độ lan truyền của các loại vi khuẩn chống thuốc kháng sinh từ loài vật sang con người, vào lúc các cuộc nghiên cứu cho thấy sự đột biến gien trong mầm bệnh đã lan truyền từ một trại heo tại Trung Quốc sang con người và các loại động vật trên toàn thế giới trong vòng một năm.
Chủng vi khuẩn E.coli kháng thuốc do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ công bố.
Thuốc kháng sinh Colistin là một loại thuốc được xem là một phương cách cuối cùng để cứu mạng khi tất cả các loại thuốc khác đều thất bại. Đứng đầu cuộc nghiên cứu, Giáo sư Francois Balloux, giám đốc Viện Di truyền học thuộc đại học London, cho hay thuốc này trở thành tuyến phòng thủ cuối cùng khi các loại thuốc kháng sinh khác đã trở nên kém hiệu lực.
“Thuốc Colistin được sử dụng một ít trong các bệnh viện. Và sau đó có những lo ngại về độc tính và phản ứng phụ. Rồi đa số được sử dụng trong chăn nuôi lợn, gà. Nhưng gần đây, khi chúng ta không còn thuốc khác nữa, mọi người quan tâm hơn đến việc sử dụng thốc này, và từ 5 đến 10 năm qua, thuốc đã được sử dụng nhiều trong các bệnh viện,” Giáo sư Balloux cho biết.
Hiện nay thuốc Colistin đang mất tác dụng chống lại “các siêu vi chống thuốc kháng sinh.”
Các tác nhân gây bệnh làm chết người như E.Coli hay salmonella có thể biến đổi và chống lại thuốc kháng sinh. Cuộc nghiên cứu của giáo sư Balloux xác định tốc độ mà sự đột biến gien cho phép kháng thuốc Colistin xuất hiện vào giữa những năm 2000.
“Đây là một sự kết hợp đơn giản xảy ra chỉ một lần. Và lan truyền từ heo, có lẽ tại Trung Quốc, và lan truyền hết sức nhanh chóng trên toàn thế giới. Và cũng lan truyền trong tất cả các loài động vật khác nhau, ảnh hưởng đến con người.”
Kháng thuốc cũng được phát hiện trong các tác nhân gây bệnh trong nước biển tại các bãi biển Brazil. Giáo sư Balloux cho biết là cuộc nghiên cứu của ông chỉ đặt trọng tâm vào một gien kháng thuốc, trong khi nhiều tác nhân gây bệnh đang phát triển thành những hình thức kháng thuốc khác.
Người đứng đầu ngành y tế nước Anh gần đây cảnh báo rằng việc kháng thuốc có thể “kết liễu thuốc men hiện đại.”
Võ Văn Sự sưu tầm
Nguồn: Viện Chăn nuôi
- kháng sinh li>
- bệnh ecoli li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất