Giá heo tăng là tín hiệu vui cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, rất ít người chăn nuôi ở các tỉnh Đông Nam bộ được hưởng lợi từ việc tăng giá này.
Sau đợt “khủng hoảng thừa heo” vừa qua, tại các tỉnh miền Đông Nam bộ rất ít người còn heo để bán, nhiều người phá sản, chuyển nghề, treo chuồng, hoặc giảm đàn, số ít còn trụ lại được cũng cạn kiệt vốn.
Anh Nguyễn Văn Quốc, chủ trại heo ở xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương là một trong những số ít trại heo còn trụ lại được đến thời điểm này. Nhìn dãy chuồng đang bỏ trống gần hết mà anh nuối tiếc, vì không có heo để bán lúc này.
Trại của anh trước đây thường xuyên có hơn 600 – 700 con heo thịt, nhưng qua đợt heo rớt giá thê thảm vừa rồi chỉ còn gần 200 con, khoảng 1 tháng nữa sẽ xuất chuồng. Xong lứa heo này anh cũng dẹp trại vì không còn vốn để tái đàn và lo không biết giá heo hơi có ổn định hay không, quá nhiều rủi ro.
Một khó khăn nữa đối với người chăn nuôi hiện nay là giá thành chăn nuôi tăng cao do giá thức ăn gia súc, thuốc thú y và nhiều chi phí khác đều tăng, nhất là giá thức ăn tăng đến 6 lần, khiến mỗi con heo phải cõng thêm hơn 220.000 đồng tiền thức ăn.
Hiện giá thành chăn nuôi đã lên từ 36.000 – 40.000 đồng/kg heo hơi. Nếu giá heo hơi giảm dưới 40.000 đồng/kg, người chăn nuôi cầm chắc thua lỗ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở TPHCM có kế hoạch nhập thịt heo đông lạnh về chế biến sẽ làm giá heo hơi giảm sâu, người chăn nuôi càng thêm lo lắng.
Ngược lại, các doanh nghiệp FDI liên tục tăng đàn và tổng đàn của họ hiện rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “khủng hoảng thừa heo” vừa qua.
Ông Phạm Đức Bình, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình, chuyên sản xuất thức ăn gia súc tại Đồng Nai cho rằng, doanh nghiệp FDI lớn xin cấp giấy phép đầu tư chăn nuôi để xuất khẩu, nhưng thực tế họ không xuất. “Họ cứ nuôi tràn lan còn cơ quan chức năng cấp phép thì không nắm được đàn heo của doanh nghiệp FDI. Hiện các doanh nghiệp FDI lớn này đang nắm thị trường và chi phối thị trường”, ông Phạm Đức Bình nói.
Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng giá heo bấp bênh và giải pháp để chăn nuôi phát triển bền vững, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, chúng ta đang triển khai hàng loạt nhà máy chế biến thịt lợn ở khu vực phía Bắc. Đồng thời, làm việc với Trung Quốc để giải quyết những vấn đề về kiểm dịch giúp đưa mặt hàng thịt lợn xuất khẩu chính ngạch sang đây.
Tuy nhiên với những giải pháp vừa nêu, nhiều người chăn nuôi cho rằng không thể giải quyết được tận gốc những bất cập của ngành chăn nuôi hiện nay.
Thực tế cho thấy, giá heo tăng trở lại lần này không phải do xuất khẩu mà do quy luật cung cầu của thị trường trong nước, khi khoảng 40% hộ chăn nuôi phá sản, treo chuồng và giảm đàn thì giá heo tăng trở lại.
Vì lẽ đó, chỉ có các doanh nghiệp FDI có đàn heo với số lượng lớn là được hưởng lợi do họ đang chi phối thị trường. Theo nhiều chuyên gia, để giải quyết những bất cập này, các bộ, ngành chức năng phải kiểm soát tốt được tổng đàn heo không để cung vượt quá cầu.
Lãnh đạo một số hiệp hội chăn nuôi kiến nghị nên quy định các doanh nghiệp FDI nuôi heo phải xin quota và các doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo cũng phải có hạn ngạch, chứ không để họ muốn nuôi bao nhiêu thì nuôi và muốn nhập bao nhiêu cũng được. Đây là cách mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.
Về giải pháp xuất khẩu heo, thịt heo sang Trung Quốc là khó hiệu quả, do hiện giá heo hơi của Việt Nam và Trung Quốc đang sát nhau. Với nguồn lực vốn, công nghệ, kỹ thuật tốt, sắp tới giá heo của Trung Quốc có thể sẽ rẻ hơn Việt Nam. Khi đó những “siêu trang trại heo” của Trung Quốc có khả năng xuất ngược vào Việt Nam.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai kiến nghị, “cần phải kiểm soát được tổng đàn của các doanh nghiệp FDI và kiểm soát đàn trong các nông hộ. Trên 90 triệu dân cần lượng heo bao nhiêu thì chỉ nuôi bấy nhiêu, không nên cấp quota cho trang trại mới”./.
- chan nuoi heo li>
- chăn nuôi lợn li>
- giá lợn tăng li>
- giá heo hơi hôm nay li>
- giá lợn bấp bênh li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất