Xây dựng thương hiệu để phát triển chăn nuôi bò hiệu quả    - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Xây dựng thương hiệu để phát triển chăn nuôi bò hiệu quả   

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với lợi thế điều kiện tự nhiên thuận lợi và lấy chăn nuôi làm nghề lao động chính của nông dân, trong những năm qua, huyện Ba Vì đã phát huy được thế mạnh trong chăn nuôi bò sữa và bò thịt, mang lại nguồn thu cho người dân. Tuy nhiên để phát triển bền vững, Ba Vì cần xây dựng được thương hiệu và chăn nuôi bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

     

    Mang lại giá trị cao

     

    Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Dần, Phó chủ tịch huyện Ba Vì cho biết, trong những năm vừa qua, chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Ba Vì phát triển mạnh. Tại huyện đã hình thành được các xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm với tổng đàn bò đạt trên 20 nghìn con, quy mô bình quân 5 con/hộ. Có trên 70 trang trại bò với quy mô từ 20 con trở lên. Hàng năm có trên 15 nghìn bê lai các giống bò chuyên thịt năng suất, chất lượng cao được sinh ra từ phong trào thụ tinh nhân tạo. Bê sinh trưởng nhanh, giá bán cao hơn so với bê thông thường cùng độ tuổi. Một số giống bò mới được phát triển trên địa bàn cho giá trị kinh tế cao như: BBB, Agus, Zebu, Bratman…

     

    Dự án lai tạo giống bò BBB trên nền bò thịt lai sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt cũng triên khai ở toàn bộ các xã trên địa bàn huyện. Đến nay, đã có  12,5 nghìn con bê lai F1_BBB được sinh ra. Trung bình một con bê lai BBB 6 tháng tuổi cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 5 – 7 triệu so với các giống bò khác.

     

    Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai phát triển đàn bò chất lượng cao Wagyu tại xã Minh Châu, đến nay toàn xã đã có 1,2 nghìn bê lai F1 Wagyu sinh ra. Phối hợp với Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội và Công ty TNT 159 tổ chức thu mua bò cho nhân dân, trung bình giá cao hơn từ 2,5 – 3 triệu đồng/con so với bán cho thương lái.

     

    Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Công Chiu, chủ tịch UBND xã Minh Châu, huyện Ba Vì cho biết, Minh Châu là một trong những xã chăn nuôi bò điển hình của huyện. Trên địa bàn xã có nhiều dạng bò, trong đó có bò sinh sản chiếm nhiều hơn với 2,9 nghìn con, bò sữa 700 con, còn lại bò thịt với giống mới nhiều nhất là Wagyu. Nhờ chăn nuôi bò nên đã hỗ trợ trong phát triển kinh tế của xã, chiếm khoảng 50% thu nhập. Trong xã có khoảng 95% số hộ đều chăn nuôi bò và cho thu nhập mỗi năm ước khoảng 80 tỷ. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Danh Nhật, nuôi 32 con cả bò sữa và bò sinh sản; ông Nguyễn Trí Xuân nuôi hơn 20 con; ông Đỗ Công Hùng nuôi 20 con… cho thu nhập khá, khoảng 300 – 400 triệu mỗi năm, trừ tất cả chi phí.

    Xây dựng thương hiệu để phát triển chăn nuôi bò hiệu quả   

    Bê lai F1 Wagyu tại Hội thi bò thịt xã Minh Châu, huyện Ba Vì

     

    Tuy nhiên, việc chăn nuôi trên địa bàn xã Minh Châu cũng gặp khó khăn. Sau khi triển khai một số giống bò có năng suất chất lượng cao thì vẫn chưa tìm được đầu ra cho nhân dân, hiện nay người dân vẫn buôn bán tự do cho thương lái, có những lúc hụt giá rất cao. Vì vậy, theo ông Trần Công Chiu, để bảo đảm đầu ra ổn định cho bà con nông dân thì việc xây dựng thương hiệu hết sức quan trọng, hiện nay xã Minh Châu đang cố gắng xây dựng thương hiệu để phát huy được thế mạnh của xã.

     

    Ngoài phát triển chăn nuôi bò thịt, huyện Ba Vì cũng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa. Theo ông Nguyễn Đình Dần, do ảnh hưởng của giá sữa suy giảm từ năm 2016 nên đàn bò sữa của huyện đã ảnh hưởng đáng kể. Tính tại thời điểm hiện tại, toàn huyện còn 8 nghìn con bò sữa với 1,5 nghìn hộ chăn nuôi bò sữa, giảm 300 hộ so với cùng kỳ (giảm 20% tổng đàn). Sản lượng sữa chỉ đạt  50 -55 tấn/ngày (giảm khoảng 18% so cùng kỳ).

     

    Mặc dù vậy, hiện nay, giá sữa đã dần ổn định và có xu hướng tăng trong thời gian tới nên đàn bò đã ổn định và có chiều hướng tăng lên. Toàn huyện có 22 xã có hộ nông dân chăn nuôi bò sữa, tập trung chủ yếu ở các xã Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh (chiếm 85% tổng đàn của huyện).

     

    Chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện chủ yếu theo hình thức nông trại hộ gia đình. Tổng số hộ chăn nuôi bò sữa toàn huyện khoảng 1,6 nghìn hộ. Năm 2010 bình quân mỗi hộ nuôi 2-3 con, đến nay đã có sự liên kết, đầu tư phát triển chăn nuôi, bình quân nuôi 4 – 5con/hộ, một số hộ quy mô từ 20-30 con. Chất lượng đàn bò sữa cũng từng bước được cải tiến, giống bò chủ yếu là bò lai HF, bò trưởng thành chiếm 75% tổng đàn. Năng suất sữa bình quân/tổng đàn bò đạt 13-14kg/con/ngày.

     

    Trên địa bàn huyện hiện có 2 đơn vị thu mua sữa chính là Công ty Cổ phần sữa Quốc tế IDP và Công ty Cổ phần sữa Ba Vì. Trong đó Công ty Cổ phần sữa Quốc tế thu mua khoảng 80% sản lượng sữa toàn huyện, Công ty CP sữa Ba Vì thu mua từ 10- 12% sản lượng, phần còn lại người chăn nuôi bán cho các cơ sở chế biến sữa nhỏ lẻ và bán sữa tươi phục vụ khách du lịch. Giá thu mua sữa hiện nay là 10.700 – 11.000 đ/kg sữa, đảm bảo chất lượng, tính bình quân tổng đạt khoảng 10.000 đồng/1kg (tăng 500 đồng/kg so với cùng kỳ). Hiện nay, sữa Ba Vì đã được cấp nhãn hiệu hàng hoá.

    Chất lượng đàn bò sữa của huyện Ba Vì đã từng bước được cải tiến

     

    Còn gặp nhiều khó khăn

     

    Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng tính mặt bằng chung thì hiện nay, tình hình chăn nuôi bò vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, thủ công theo quy mô hộ gia đình nên năng suất, chất lượng vật nuôi còn hạn chế. Các mô hình trang trại nuôi bò sữa, bò thịt đã từng bước được hình thành nhưng chưa được nhân rộng, chưa hình thành được các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn còn tồn tại, chưa được xử lý triệt để.

     

    Bên cạnh đó, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vào sản xuất còn hạn chế. Nhiều mô hình chăn nuôi tiên tiến, áp dụng tiến bộ kỹ thuật chưa được nhân rộng. Trồng cỏ, chế biến thức ăn thô và tinh cho bò chưa trở thành tập quán, thói quen của người chăn nuôi. Ngoài ra, do giá cả vật tư đầu vào tăng cao, giá sản phẩm đầu ra sụt giảm nghiêm trọng nên người chăn nuôi bò sữa không có lãi, thậm chí là lỗ lớn dẫn đến tâm lý chán nản không tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi.

     

    Vì vậy, để phát triển chăn nuôi bò bền vững và đạt hiệu quả cao, theo ông Nguyễn Đình Dần, huyện Ba Vì cần phát huy mọi tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động và để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt theo hướng vệ sinh, an toàn sinh học cũng như chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh.

     

    Trước hết cần thực hiện công tác phát triển chăn nuôi theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Từng bước thực hiện phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Mở rộng, chuyển một phần diện tích trồng màu sang trồng cỏ, thức ăn xanh tại các xã trọng điểm chăn nuôi bò, bò sữa.

     

    Đồng thời lựa chọn những loại giống có tiềm năng năng suất và chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện của địa phương để khuyến cáo nhân dân phát triển chăn nuôi đảm bảo hiệu quả cao. Sử dụng tinh bò phân ly giới tính nhập ngoại chất lượng cao để nâng cao chất lượng đàn bò. Bình tuyển, chọn lọc những bò sữa tốt để làm giống và sản xuất sữa, loại thải những bò không đảm bảo tiêu chuẩn giống.

     

    Các xã, thị trấn, các hộ nông dân quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, vùng sản xuất cây thức ăn cho chăn nuôi. Có cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thô, thức ăn tinh để cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý cho các hộ chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn xanh, thức ăn tinh cho đàn bò.

     

    Thiện Tâm

    Ông Nguyễn Đình Dần, Phó chủ tịch huyện Ba Vì:

     

    Để phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Ba Vì, đặc biệt cần kêu gọi và có chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư khu giết mổ tập trung trên địa bàn huyện để tiêu thụ sản phẩm ổn định cho nhân dân, tạo chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị sản xuất, kinh doanh sữa trên địa bàn xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu. Củng cố, hoàn thiện hệ thống thiết bị thu gom, vận chuyển, bảo quản sữa tươi khép kín để tiêu thụ hết lượng sữa hàng hoá được sản xuất trên toàn huyện.

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.