Sau khoảng nửa tháng phục hồi giá nhờ hiệu ứng thông tin, tâm lý, hiện giá lợn hơi tại miền Bắc lại giảm sâu xuống mức 32.000 – 35.000 đồng/kg, trong khi diễn biến dịch tả lợn châu Phi (ASF) tiếp tục lây lan phức tạp chưa biết khi nào loại bỏ được nên giai đoạn khó khăn này phải thực sự chuyên nghiệp hãy nghĩ đến chuyện nuôi lợn.
“Xanh vỏ đỏ lòng”
Theo thông báo mới nhất của Cục Thú y, tính đến ngày 16/4 trên cả nước có 23 ổ dịch của 7 huyện thuộc 7 tỉnh, thành đã qua 30 ngày. Trong đó, Hòa Bình và Bắc Kạn là hai tỉnh đầu tiên công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Như vậy, hiện vẫn còn trên 20 tỉnh, thành trên cả nước còn các ổ dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày.
Dịch ASF bùng phát lây lan cho thấy chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ tại Việt Nam hầu hết không đáp ứng được các điều kiện về an toàn sinh học. (Ảnh mang tính minh họa) (Ảnh: NH).
Phải ghi nhận nỗ những lực của các cấp chính quyền và hệ thống chăn nuôi, thú y từ trung ương tới địa phương trong công tác chống dịch những tháng vừa qua. Sau thời gian đầu còn chút lúng túng, lo sợ đến nay công tác phòng chống dịch bệnh bước đầu có những tín hiệu khả quan.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, mặc dù sự lây lan dịch tả lợn châu Phi từ tỉnh này sang tỉnh khác xét theo cảm quan số liệu có chiều hướng chậm lại, song tốc độ lây lan giữa huyện này sang huyện khác, xã này sang xã khác tại các tỉnh đã công bố dịch vẫn đang nổ rất mạnh, chưa có dấu hiệu bớt nóng.
Đơn cử như tỉnh Thái Bình, địa phương đầu tiên công bố dịch tả lợn châu Phi đầu tháng 2/2019, đến nay dịch đã lây lan ra toàn bộ 8 huyện, thành phố của tỉnh với số lượng lợn tiêu hủy lên tới hàng nghìn con. Hiện, bình quân mỗi ngày tỉnh Thái Bình vẫn phải tiêu hủy đều vài chục tấn lợn bị chết hoặc dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Tính đến nay, một số huyện thuộc TP. Hải Phòng dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã phủ kín các xã như Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo… Ở cấp xã cũng tương tự, như Chính Mỹ, xã đầu tiên của huyện Thủy Nguyên phát hiện ổ dịch, đến nay toàn bộ 12/12 thôn của xã này đều đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi và thống kê, tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi giờ trở thành công việc hàng ngày của một số lãnh đạo địa phương này.
Tại TP. Hải Phòng, kể từ khi công bố ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ngày 22/2 tại xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, đến ngày 22/4 theo số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát trên địa bàn 131 xã, phường thuộc 10 quận, huyện.
Tương tự, mới chỉ đến giữa tháng 3/2019, toàn bộ 10/10 huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, tức chỉ sau hơn 1 tháng xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại tỉnh. Tổng số lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên đến thời điểm này đã lên tới hàng chục nghìn con.
Các tỉnh thành thuộc ĐBSH khác cũng chịu chung số phận khi dịch cơ bản phủ kín, gồm Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Ninh… Thậm chí, một số nơi lợn đã chết và tiêu hủy gần như sạch sẽ. Nhưng, điều lo lắng nhất là không chỉ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ bị nhiễm bệnh mà ngay cả những trại lớn, trại nái trị giá nhiều tỷ đồng của một số doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lợn cũng bắt đầu lác đác bị dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, tấn công cho thấy mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng ngày một gia tăng của loại dịch bệnh không vắc xin, không thuốc chữa này.
Chỉ an toàn sinh học mới cơ may tồn tại
Mặc dù đã được tuyên truyền rất nhiều, song chúng tôi vẫn phải cảnh báo lại, dịch tả lợn châu Phi không lây lan, nguy hiểm đối với người và vật nuôi khác nhưng lại cực kỳ nguy hiểm đối với lợn. Nguy hiểm bởi nền y học hiện đại của thế giới hiện vẫn chưa nghiên cứu thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi, chưa có phác đồ điều trị hay kháng sinh nào hiệu quả với virus ASF, dù bệnh này được phát hiện lần đầu tiên năm 1920 tại Kenya, châu Phi.
Đặc biệt, vius ASF tồn tại được rất lâu ngoài môi trường hay trong vật chủ, lây lan qua nhiều nguồn, nhiều phương thức khác nhau với tỷ lệ lợn chết khi mắc bệnh lên tới 100%, nên khi lợn nhiễm virus ASF, từ châu Âu tới Trung Quốc hay Việt Nam chỉ có cách duy nhất là đem tiêu hủy.
Chúng tôi cảnh báo vậy mục đích không phải để người chăn nuôi lợn quá bi quan hay nhụt chí, mà để trang trại, người dân, doanh nghiệp xác định được con đường chăn nuôi phía trước mình phải đi theo quy mô, cách thức như thế nào mới có thể tồn tại được trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc hiện nay.
Thực tế cho thấy, dịch ASF lây lan tại các tỉnh đồng bằng nhanh hơn rất nhiều các tỉnh khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa. Đặc biệt, dù có một số trang trại lớn bị dịch, song cũng có những trang trại nằm ngay sát ổ dịch hay bị dịch bao vây nhiều tháng qua nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn bình yên chứng minh nếu tuân thủ cao nhất an toàn sinh học và vệ sinh thú y vẫn có thể chung sống an toàn với dịch ASF.
Khi ASF chính thức vào Việt Nam nhiều chuyên gia cho rằng hiện tại cũng như trong tương lai chăn nuôi lợn có lẽ chỉ còn dành cho dân chuyên nghiệp. (Ảnh: NH).
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện các doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn tại Việt Nam đã nâng an toàn sinh học tại các hệ thống trang trại của họ lên mức cao nhất. Thậm chí Dabaco và C.P Việt Nam đang tiến hành căng lưới, mắc màn tất cả các trại lợn để ngăn chặn không cho ruồi, muỗi, chuột bọ xâm nhập vào trại. Riêng việc rắc vôi bột, phun khử trùng, sát trùng phương tiện, cách ly, cấm trại được thực hiện nghiêm ngặt không khác gì kiểm soát an ninh dành cho các nguyên thủ.
Chia sẻ với chúng tôi, GS Jeroen Dewulf, đến từ Đại học Ghent (Vương quốc Bỉ) lưu ý, những kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đến từ châu Âu chứng minh và xác nhận, virus dịch tả lợn Châu Phi không lây truyền qua không khí mà chủ yếu lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, virus ASF không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết như mưa, nắng, lạnh, nóng theo mùa mà thực tế cho thấy virus ASF đang tồn tại ở hầu hết mọi loại hình thời tiết trên bán cầu nên người chăn nuôi không nên kỳ vọng sang mùa hè trời nắng nóng dịch sẽ hạ nhiệt.
GS Jeroen Dewulf minh chứng, một mẫu bệnh phẩm lợn rừng chết do ASF tại Bỉ sau 6 tháng được các nhà khoa học đem xét nghiệm vẫn phát hiện virus ASF sống tồn tại trong các bộ phận cơ thể còn sót lại của lợn nên thời gian sống của virus ASF còn có thể dài hơn nếu có vật chủ.
Chính vì vậy, trong lúc chờ đợi có vắc xin ASF với giá thành chấp nhận được, GS Jeroen Dewulf khuyên người chăn nuôi tại Việt Nam nên chủ động nâng cao an toàn sinh học ở mức cao nhất, bởi các nước có nền chăn nuôi hiện đại nhất châu Âu hiện nay như Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan… cũng chỉ có duy nhất giải pháp kỹ thuật là an toàn sinh học để đối phó với dịch tả lợn châu Phi.
Tại Việt Nam, nếu người chăn nuôi cảm thấy không tự tin về an toàn sinh học đối với trại lợn của mình thì giải pháp cũng như lời khuyến tốt nhất từ các chuyên gia ở thời điểm này là ưu tiên cho việc nắm giữ tiền mặt. Bởi với hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ len lỏi khắp khu dân cư như tại Việt Nam, cùng với đó là hệ thống giết mổ lợn lôm côm không thể kiểm soát, cộng dịch ASF nổ như xôi đỗ khắp nơi như hiện nay việc ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi với khu vực chăn nuôi nông hộ là nhiệm vụ bất khả thi.
Dù rất khó khăn, nhưng chưa hẳn đã hết cơ hội với ngành chăn nuôi lợn, song cuộc chơi hiện tại và trong tương lai khi phải sống chung với ASF có lẽ chỉ những người chăn nuôi thực sự chuyên nghiệp mới đủ nguồn lực, phương tiện, kiến thức, kinh nghiệm để đi tiếp. Bởi thực trạng dịch tả lợn châu Phi lây lan mấy tháng qua cho thấy các trang trại chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, nông hộ tại nước ta không đáp ứng được các tiêu chí về an toàn sinh học dù ở mức nhỏ nhất.
NGUYÊN HUÂN – TRƯỜNG GIANG
Nguồn: nongnghiep.vn
- chăn nuôi lợn li>
- dịch tả heo châu Phi li>
- nghiệp nuôi lợn li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất