[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tên hội thảo do Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam (VINARUHA) kết hợp với BTC Triển lãm Quốc tế chuyên ngành về Sữa và sản phẩm Sữa – Vietnam Dairy 2019 tổ chức ngày 31/5/2019 tại TP Hồ Chí Minh.
Tham dự hội thảo có các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, các doanh nghiệp và trang trại, hộ chăn nuôi bò sữa tiêu biểu, các Hội, Hiệp hội, các cơ quan truyền thông.
TS Lê Văn Thông – Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VINARUA giới thiệu đại biểu
Theo PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch VINARUHA, ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam đã có trên nửa thế kỷ. Với rất nhiều khó khăn, trải qua nhiều sóng gió của thị trường lúc lên, lúc xuống nhưng chăn nuôi bò sữa VN vẫn phát triển theo hướng tích cực. Từ chỗ không có bò sữa, đến nay, đàn bò sữa Việt Nam đã có 294.382 con (Số liệu thống kê 01/10/2018). Trong đó, bò cái vắt sữa là 196.671 con.
PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo
Đàn bò sữa nêu trên được nuôi ở 28.695 hộ nông dân với quy mô bình quân 9,86 con/hộ; 1.717 trại, quy mô trung bình 37,4 con/trại và một số trang trại quy mô lớn từ 2.000, 3.000, 4.000 đến vài chục ngàn con (Điều tra của Tổng CTK, 2016). Sản lượng sữa tươi từ đàn bò trên sản xuất được gần một triệu tấn (936.003 ngàn tấn), đáp ứng 39-40% nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt Nam (Sữa quy đổi bình quân/đầu người (2018) là 26 kg, trong đó sữa tươi gần 10,0 kg, (trong khi bình quân thế giới sữa tươi là 103-104 kg). Hơn 60% lượng sữa tiêu dùng còn lại, Viêt Nam phải nhập từ bên ngoài. Theo số liệu của TCHQ, năm 2013, 2014, nước ta phải chi hơn 1 tỷ USD để nhập sữa, từ năm 2015 đến nay con số này là dưới 1 tỷ (800 – 900 triệu USD). Năm 2018, số tiền nhập khẩu sữa của nước ta gần 963 triệu USD, riêng 3 tháng đầu năm 2019, gần 260 triệu USD để nhập sữa.
Cũng theo PGS TS Hoàng Kim Giao, những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa, tập trung, công nghiệp, áp dụng công nghệ cao đã được các công ty lớn đầu tư phát triển. Số lượng và chất lượng đàn bò bò sữa ở khu vực này tăng trưởng rất nhanh. Bình quân năng suất sữa cho một chu kỳ từ 7.500 – 8.500 kg, nhiều con cho tới 12.000 – 15.000 kg. Bò sữa Hoa hậu năm 2018, có năng suất sữa đạt 15.555 kg. Bên cạnh hình thức chăn nuôi lớn, tập trung, chăn nuôi bò sữa quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt trong hộ gia đình tuy có những thuận lợi như chính sách ưu tiên của nhà nước, chính quyền địa phương các cấp, sử dụng nguồn lao động dồi dào, nguồn thức ăn phong phú, đa dạng. Nhưng hình thức chăn nuôi này còn gặp rất nhiều khó khăn.
Đông đảo các nhà quản lý, doanh nghiệp và người chăn nuôi bò sữa tham dự hội thảo
Những khó khăn cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa ở quy mô vừa và nhỏ đó là: – Chất lượng giống không đồng đều, rất khó hoặc không áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, liên hoàn. Khó khăn trong việc khống chế ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm độ cao. Áp lực về phòng chống dịch bệnh từ môi trường bên ngoài đối với bò sữa ở đây là lớn hơn rất nhiều so với chăn nuôi quy mô lớn. Thiếu và không đồng đều về kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa, đặc biệt về khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng đối với đàn bò sữa năng suất cao.
Cùng với đó, quản lý không giống nhau, không đồng nhất. Đây là nguyên nhân chính đưa đến khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh và chất lượng sữa. Vì thế, sữa sản xuất ra không ổn định, chất lượng sữa không đồng đều. Sự liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi với nhau và với các cơ sở thu mua chế biến sữa chưa bền chặt, đôi khi có sự bất hòa. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích chăn nuôi bò sữa của Nhà nước chưa đồng bộ, chưa liên tục hoặc còn chậm so với thực tiễn sản xuất.
Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày nhiều nội dung thiết thực đối với ngành chăn nuôi bò sữa, cụ thể như sau:
“Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam và định hướng phát triển” – Th.S. Hồ Mộng Hải, Văn phòng Cục Chăn nuôi phía Nam
“Phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô vừa và nhỏ hiệu quả, bền vững” – TS. Hạ Thúy Hạnh PGĐ Trung tâm Khuyến Nông quốc gia
“Một số suy nghĩ để chăn nuôi bò sữa bền vững ở Việt Nam”- TS. Tăng Xuân Lưu – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì
“Các giải pháp nâng cao khả năng sinh sản cho bò sữa” – TS. Nguyễn Kiên Cường – Giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
“ Sử dụng tinh bò sữa cao sản phối giống cho đàn bò sữa Việt Nam” – TS. Lương Anh Dũng – PGĐ Vinalica
TÂM AN
- chăn nuôi bò sữa li>
- VINARUHA li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất