Gian nan việc ngăn chặn heo lậu qua biên giới An Giang - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Gian nan việc ngăn chặn heo lậu qua biên giới An Giang

    Giá heo hơi tăng cao, chênh lệch giá cả giữa Việt Nam và một số nước láng giềng quá lớn. Nhiều đầu nậu đã tìm mọi cách để đưa heo lậu vào Việt Nam.

     

    Để tìm hiểu thực tế, phóng viên VOV đã đến khu vực xã Khánh Bình và thị trấn Long Bình, huyện An Phú, nơi được xem là điểm “nóng” về việc vận chuyển và buôn bán heo lậu trên địa bàn tỉnh An Giang. Tại một số bãi đất trống gần khu vực biên giới, mỗi đêm có hàng chục xe ô tô tải lớn đến chờ chuyển heo vào Việt Nam. Những xe này chủ yếu đến từ TP Cần Thơ, Kiên Giang và TP Long Xuyên của tỉnh An Giang. Heo lậu được vận chuyển về đây bằng xe máy, xe tải nhỏ và thuyền nhỏ…

     

    Dọc bờ sông Bình Di, phía bờ sông bên kia là huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia, còn bên này thuộc địa phận xã Khánh Bình và thị trấn Long Bình, huyện An Phú, nhiều xe tải nhỏ đậu sát mé sông đang chờ nhận heo hoặc chờ phà chở sang bên kia sông để nhận heo. Theo một số đầu nậu ở đây, phần lớn heo được các đầu nậu Campuchia nhập lậu từ Thái Lan, sau đó bán lại cho các đầu nậu phía Việt Nam.

    Từ đầu tháng 10 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh An Giang đã phát hiện xử lý 16 vụ vận chuyển heo nhập lậu, với hơn 400 con, tổng trọng lượng khoảng hơn 30 tấn.


    Mặc dù thời gian gần đây, lực lượng chức năng của tỉnh An Giang đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhưng các đầu nậu cho biết, vẫn có cách để vận chuyển heo đến TP Long Xuyên.

    “Heo ở bên đó muốn nhận bao nhiêu cũng có, heo từ 1 tạ đến hơn 1 tạ. Đem thợ qua bên đó mổ, mổ xong thảy lên vỏ sắt chạy về bên này, bán mỗi con cũng lời 600.000 đồng. Ngày đêm trực, nằm căn chờ sẵn, căn giờ đi được con nào là mừng con đấy, chỉ cần chạy được qua bên đây biên giới là mình chắc ăn được 90%. Chạy lén lút, đưa một chiếc xe tải xuống đò sắt, đò này chở qua bên Campuchia lấy heo, sau đó xuống đò chở ngược lại qua bên này sông, bên này có xe chờ sẵn, chỉ cần kiếm chỗ yên rồi mình đấu đít xe dồn cho heo qua, tiếp tục chạy đến đoạn vắng sẽ chuyên sang xe ô tô lớn hơn. Do cái đò nhỏ, nên mỗi lần chỉ chở được một xe, mỗi xe chở từ 25 – 30 con heo”, một thương lái cho hay.

     

    Theo đại tá Lý Kế Tùng, Phó Chỉ huy Trưởng Bộ đội biên phòng An Giang, thời gian gần đây, do lợi nhuận cao, các đầu nậu đã dùng đủ mọi hình thức, phương tiện để vận chuyển heo trái phép vào nội địa. Hai bên đầu nậu thường liên lạc với nhau bằng điện thoại để chốt giá và địa điểm giao nhận, sau đó vận chuyển vào ban đêm.

    Số heo nhập lậu này đều không rõ nguồn gốc, không chứng minh được giấy tờ. Trong đó có nhiều con bị trầy xước, toàn thân tím tái, thậm chí có con đã chết cứng.

     

    Để tránh né sự kiểm soát của cơ quan chức năng, các đầu nậu phải vận chuyển bằng xe máy, rồi thuê chuồng heo của các hộ dân dọc theo tuyến biên giới để nhốt tạm, khi có thời cơ sẽ cho xe tải nhỏ vận chuyển đến điểm tập kết, rồi chuyển qua các xe tải lớn mang đi các tỉnh tiêu thụ. Đặc biệt, có những đầu nậu còn đưa thợ sang Campuchia để giết mổ, chia nhỏ, dùng phương tiện xe máy vận chuyển về Việt Nam.

     

    “Địa bàn An Giang có nhiều sông, kênh, rạch giáp biên giới, nên các đối tượng đã sử dụng các vỏ lãi, ghe trung bình 5 – 6 tấn để vận chuyển heo qua biên giới. Có những vụ lợi dụng đêm tối đùng phà nhỏ để đi qua bằng xe ô tô để chở heo. Các đối tượng hiện nay có nhiều hình thức tinh vi hơn, đó là xé lẻ, không vận chuyển số lượng nhiều, đi lối ngang lối tắt, buổi đêm tối…”, đại tá Lý Kế Tùng cho biết.

    Gian nan việc ngăn chặn heo lậu qua biên giới An Giang

    Heo vận chuyển bất hợp pháp đều phải tiêu hủy ngay theo quy định.

     

    Theo ông Trần Tiến Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y An Giang, tính từ đầu tháng 10 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh An Giang đã phát hiện xử lý 16 vụ vận chuyển heo nhập lậu, với hơn 400 con, tổng trọng lượng khoảng hơn 30 tấn. Số heo nhập lậu này đều không rõ nguồn gốc, không chứng minh được giấy tờ. Trong đó có nhiều con bị trầy xước, toàn thân tím tái, thậm chí có nhiều con đã chết cứng. Nếu vận chuyển trót lọt vào nội địa sẽ kiếm lời trung bình gần 1 triệu đồng/con.

     

    “Trong điều kiện từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thịt heo ngày càng cao, Chi cục chăn nuôi thú y, các trạm phối hợp với đoàn liên ngành tập trung cao độ, quyết liệt bằng nhiều hình thức, biện pháp để phòng chống heo nhập lậu qua biên giới. Chi cục chăn nuôi thú y cũng tham mưu cho Sở Nông nghiệp và đang trình UBND tỉnh phải tăng cường trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn dọc tuyến biên giới. Xã nào, thị trấn nào mà để heo lậu tồn tại trên địa phương đó thì chịu trách nhiệm đối huyện, tỉnh về vấn đề này”, ông Trần Tiến Hiệp nói.

     

    Hiện nay, tình trạng vận chuyển heo và các sản phẩm heo qua biên giới còn diễn biến phức tạp. Để ngăn chặn tình trạng này, không chỉ có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng và trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn phải chú trọng tuyên truyền, vận động mỗi người dân tại tuyến biên giới không tham gia vận chuyển, không tiếp tay cho việc mua bán, vận chuyển heo, sản phẩm từ heo trái phép qua biên giới như hiện nay./.

     

    Phan Ánh/VOV-ĐBSCL

    Nguồn: VOV

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.