[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 06/12/2019, Bộ Tài Chính đã có Công văn số 14813/BTC-CST về việc xin ý kiến dự thảo NĐ sửa đổi, bổ sung NĐ số 125/2017/NĐ-CP gửi Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngành, Hiệp hội và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP theo đúng trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 về Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Các mặt hàng Hoa Kỳ kiến nghị điều chỉnh thuế suất MFN
Bộ Tài chính nhận được các công văn của Hiệp hội xuất khẩu Sữa Hoa Kỳ và Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam); công văn của Ủy ban Ngũ cốc kiến nghị giảm thuế nhập khẩu mặt hàng ethanol. Đồng thời, ngày 31/10/2019 Đại sứ quán Mỹ có công văn số 1321/19 đề nghị điều chỉnhthuế MFN 9 nhóm mặt hàng nông nghiệp (gồm thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà, quả hạnh nhân chưa bóc vỏ, táo tươi, bột mì, quả óc chó chưa bóc vỏ, quả nho tươi, khoai tây, thịt lợn trừ loại cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng, nho khô),…
Đối với nhóm hàng nông nghiệp
Qua rà soát tổng thể các kiến nghị của Đại sứ quán Mỹ thì các mặt hàng Mỹ đề nghị cắt giảm đều thuộc diện mặt hàng cắt giảm trong Hiệp định TPP (đây đều là các mặt hàng Mỹ rất quan tâm trong quá trình đàm phán Hiệp định này) nhưng đến giai đoạn cuối chuẩn bị ký kết thì Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP nên về cơ bản những mặt hàng Mỹ kiến nghị đợt này có thể là nhằm mục đích cân bằng lợi ích với các nước thành viên CPTPP (gồm 11 thành viên, trong đó có Úc, Newzeland, Nhật, Chi lê, Brunei, Mexico, Canada, Malaisia, Singapore, Peru, Việt Nam).
Mặt hàng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà thuộc phân nhóm 0207.14:
Tại công văn ngày 8/11/2019, ĐSQ Mỹ kiến nghị giảm từ 20% xuống 14,5% trong năm 2020 và 0% vào năm 2028.
Thuế nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu
Phân nhóm 0207.14 gồm thịt gà đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh, gồm: cánh gà, đùi gà, gan gà, thịt đã được lọc hoặc tách khỏi xương bằng phương pháp cơ học và thịt loại khác (0207.14.10; 0207.14.20; 0207.14.30; 0207.14.91; 0207.14.99).
Mức thuế suất MFN của phân nhóm 0207.14 là 20%, bằng mức cam kết trần WTO. Thuế suất VKFTA là 7,5% đối với cánh gà, đùi gà và sẽ giảm xuống 0% vào năm 2022, các loại còn lại là 0%.
KNNK năm 2018 phân nhóm 0207.14 đạt 167 triệu USD, nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ đạt 88.5 triệu USD (chiếm 53%), Brazil đạt 18.4 triệu USD (chiếm 21%), Ba Lan đạt 13.8 triệu USD (chiếm 8%), Hàn Quốc đạt 6.5 triệu USD (chiếm 4%). KNNK chịu thuế MFN đạt 152 triệu USD.
Qua số liệu thống kê so với năm 2018, lượng nhập khẩu thịt gà tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019 nhưng đã giảm dần từ tháng 6 đến nay và theo đánh giá của Bộ NNPTNT thì việc tăng lượng nhập khẩu xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân dịch tả lợn nên người dân chuyển sang tiêu dùng thịt gà.
Phương án đề xuất của Bộ Tài chính
Trong các nhóm hàng nông nghiệp, nhóm mặt hàng thịt gà là nhóm Việt Nam thực hiện bảo hộ cao, trong các Hiệp định thuế quan hoặc trong quá trình đàm phán, nhóm hàng này luôn trong nhóm nhạy cảm cao, không cam kết cắt giảm hoặc nếu buộc phải cắt giảm sẽ vào giai đoạn cuối cùng khi thực hiện cam kết. Do vậy, các Biểu thuế hiện hành cũng cơ bản giữ mức trần cam kết khi chưa đến thời gian cắt giảm cuối cùng do thịt gà là nhóm hàng thực phẩm thiết yếu, kể cả theo thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam, đồng thời là mặt hàng của người nông dân, các gia đình, hộ dân đều có thể tăng gia sản xuất tại nhà nên qua đó đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Với mức thuế nhập khẩu 20% như hiện nay, giá gà nhập khẩu vẫn thấp hơn so với giá thành người dân sản xuất.
Căn cứ thông tin phân tích nêu trên, Bộ Tài chính dự kiến giảm mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thịt gà đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh thuộc phân nhóm 2207.14 từ 20% xuống 18% (Mỹ đề nghị 14,5%). Mức thuế suất 18% tương ứng với mức cắt giảm năm thứ 1 trong Hiệp định CPTPP.
Tác động của phương án
-Tác động đến ngành chăn nuôi trong nước: Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, cơ cấu ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay chủ yếu là chăn nuôi lợn chiếm khoảng 71%, chăn nuôi gia cầm chiếm khoảng 20%. Giai đoạn 2016-2018, tăng trưởng bình quân tổng đàn gà thịt là 7,24%, trong đó gà thịt công nghiệp tăng 3,64%. Vừa qua, do bệnh dịch tả lợn diễn biến phức tạp nên người chăn nuôi thiệt hại lớn về kinh tế, sau đó, nhiều cơ sở chuyển đổi nuôi gà công nghiệp. Hiện giá thành nuôi gà trong nước vẫn cao hơn giá gà nhập khẩu sau khi cộng thuế. Vì vậy, trong bối cảnh ngành nông nghiệp trong nước chưa phát triển ổn định, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như dịch bệnh…việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu có thể dẫn đến hàng nhập khẩu cạnh tranh trực tiếp với hàng sản xuất trong nước, từ đó dẫn đến khó khăn cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân.
-Tác động tới người tiêu dùng: Được hưởng lợi từ việc giảm thuế do giá sản phẩm giảm.
-Tác động số thu: trường hợp giảm thuế từ 20% xuống 18%, lấy theo KNNK chịu thuế MFN năm 2018 thì dự kiến sẽ giảm thu khoảng 3 triệu USD, tương đương 69 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó với việc giảm thuế MFN thì không chỉ Mỹ được hưởng mà thị trường Braxin, Ba Lan cũng được hưởng ưu đãi theo và qua đó thì cũng có thể dẫn đến sự gia tăng của hàng nhập khẩu không chỉ từ Mỹ, Braxin, Ba Lan mà còn có các thị trường khác chưa xuất khẩu vào Việt Nam.
Mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh
UBNNHK đề nghị giảm thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng (0203.19.00) từ 25% xuống 18,9% năm 2020 và 0% năm 2027.
Thuế nhập khẩu và KNNK
Thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh, trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng có thuế suất MFN là 25%, bằng cam kết trần WTO. Thuế suất ưu đãi đặc biệt ATIGA là 0%; AANZFTA năm 2019 là 3%, năm 2020 là 0%; thuế suất CPTPP năm 2019 là 21,6%, năm 2020 là 18,9%, năm 2021 là 16,2%, năm 2022 là 13,5%.
KNNK năm 2018 là 8.461 USD, chủ yếu từ Úc (8.450 USD, chiếm 99,7% tổng KNNK), không nhập khẩu từ Mỹ.
Phương án đề xuất của Bộ Tài chính:
Theo số liệu thống kê của Hội chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2016-2019, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt lợn và thứ 7 toàn cầu về số lợn giết mổ.
Hiện nay trên cả nước vẫn còn 85% đàn lợn, lượng đàn lợn tiêu hủy chiếm khoảng 15%. Trường hợp thiếu thịt heo, Việt Nam sẽ mở rộng quy mô tái đàn và bù đắp bằng gia tăng sản lượng bò, dê, gà. Việc tăng nhập khẩu thịt heo, trong trung và dài hạn là chưa thể đoán định, nhưng trong ngắn hạn, chăn nuôi trong nước vẫn đáp ứng được. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thịt lợn nhập khẩu, vẫn sử dụng thịt lợn sản xuất trong nước là chính.
Trong 6 tháng qua, giá lợn hơi thị trường Chicago, Mỹ có xu hướng giảm với mức giảm 6,225 UScent/lb. Trong 6 tháng đầu năm 2019, giá thịt lợn trong nước trong xu hướng giảm là do chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Từ tháng 6 đến nay, giá thịt lợn tăng trở lại do lượng lợn thịt trong dân không còn nhiều do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi. Mặt khác, các đầu mối đẩy mạnh thu mua xuất lợn sống sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch (Trung quốc dừng nhập khẩu thịt lợn của Mỹ và có xu hướng chuyển qua nhập từ các nước khác trong đó có Việt Nam). Dự báo, giá thịt lợn thời gian tới sẽ tăng do nguồn thịt lợn sẽ thiếu hụt trong năm nay, đặc biệt dịp cuối năm. Việc thiếu hụt không chỉ xảy ra ở thị trường nội địa mà còn ở nhiều nước khác.
Từ các phân tích trên, trước mắt để đáp ứng đề nghị của phía Mỹ, Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh giảm thuế suất mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng (0203.19.00) từ 25% xuống 22%. Mức thuế suất này tiệm cận với mức thuế suất cắt giảm năm 2019 theo Hiệp định CPTPP là 21.6%, do Biểu thuế MFN không có mức thuế suất 21% nên quy định mức thuế suất 22%.
Tác động của phương án
Tác động ngành chăn nuôi trong nước: Theo số liệu KNNK hiện tại Việt Nam mới chỉ nhập khẩu thịt lợn từ Úc, không có KNNK từ Mỹ. Do vậy trước mắt cơ bản chưa ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi lợn trong nước. Tuy nhiên, về lâu dài, việc giảm thuế MFN sẽ khiến giá nhập khẩu giảm, từ đó có thể gia tăng lượng thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ cũng như từ thị trường khác có thuế suất MFN nhập khẩu vào Việt nam dẫn đến ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi trong nước.
Tác động đối tượng tiêu dùng: Việc giảm thuế dẫn đến giá sản phẩm nhập khẩu giảm, người tiêu dùng được hưởng lợi do có nhiều sự lựa chọn.
Tác động số thu NSNN: hiện hầu như không có KNNK áp dụng mức thuế MFN nên việc điều chỉnh thuế suất không ảnh hưởng đến số thu NSNN. Tuy nhiên, việc giảm thuế MFN dẫn đến lượng nhập khẩu tăng, qua đó có thể tăng thu NSNN.
Mặt hàng sữa và các chế phẩm từ sữa
Liên quan đến nhóm các mặt hàng sữa và chế phẩm từ sữa, Hiệp hội xuất khẩu Sữa Hoa Kỳ có kiến nghị giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) đối với nguyên liệu để sản xuất sữa công thức hoặc chế phẩm sữa khác bao gồm: bột sữa gầy (HS 0402.10.41; 0402.10.49; 0402.10.91; 0402.10.99) từ 5% xuống 2%, bột sữa nguyên kem (mã HS 0402.21.20, 0402.21.90, 0402.29.20, 0402.29.90; 0402.91.00, 0402.99.00) từ 5% xuống 2%; Pho mát và sữa đông (HS 0406.10.10; 0406.10.20; 0406.20.10; 0406.20.90, 0406.30.00, 0406.40.00, 0406.90.00) từ 10% xuống 5%; Albumin sữa (HS 3502.20.00) từ 10% xuống 5%; Peptons (Mã HS 3504.00.00) từ 5% xuống 3%.
P.V (tổng hợp)
Nguyên tắc điều chỉnh thuế suất
– Phù hợp các nguyên tắc ban hành thuế suất quy định tại Điều 10 Luật thuế số 107/2016/QH13;
– Mức thuế suất điều chỉnh không thấp hơn mức thuế suất của Hiệp định CPTPP và các Hiệp định FTA có kim ngạch nhập khẩu lớn;
– Việc điều chỉnh thuế suất cần xem xét đến tỷ trọng KNNK từ Mỹ và các nước khác, ảnh hưởng tới các ngành hàng sản xuất trong nước và ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước.
– Phương án điều chỉnh thuế suất cần phải xem xét trên cơ sở thuế MFN là thuế suất cơ sở để đàm phán các FTA mới, cần tạo dư địa cho khả năng đàm phán thương mại hàng hóa song phương giữa hai nước.
- CPTPP li>
- thuế xuất khẩu li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất