[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND tỉnh Kiên Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang có 34 016 hộ chăn nuôi, 23 trang trại chăn nuôi quy mô vừa. Trong tỉnh không có trang trại quy mô lớn và nhỏ, chưa có cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAPH.
Hiện nay, trên địa bản tỉnh đàn gia cầm đạt 5.033.019 con, trong đó 2.196.540 con gà, 2.836.640 con vịt, so với kế hoạch năm 2020 là 6.000.000 con, đạt 84%. Đàn trâu với 4.234 con và bò 11.899 con, tổng đàn heo hiện nay khoảng 170.000 con, đạt 85% kế hoạch năm 2020.
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện có khoảng 170.000 con heo, cuối năm 2019 là 200.738 con, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2017.
Trước đó, đàn heo phát triển tương đối ổn định trong hai năm 2017-2018, cụ thể quý I năm 2019, tổng đàn heo đạt 330.854 con( trong đó 293.388 con heo thịt, 47.088 con heo nái, 378 heo đực giống), địa phương có tổng đàn heo khá lớn trong tỉnh là huyện Giồng Riềng và huyện Tân Hiệp. Tuy nhiên, do ASF năm 2019 bùng phát, gây thiệt hại nặng trên địa bàn 15/15 huyện, thành phố, tỉnh đã buộc tiêu hủy 49.053 con (chiếm 15%), nên đến cuối năm 2019 tổng đàn heo giảm còn 200.738 con, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong tỉnh có 26 trang trại chăn nuôi heo gia công cho công ty C.P Việt Nam, quy mô từ 700-2.400 heo nái,; 01 trại heo giống thuộc Trung tâm giống nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh quy mô trên 1.000 con/trại; 25.370 hộ nuôi nhỏ lẻ.
ASF đã xảy ra trên địa bàn tỉnh từ 18/5/2019 đến 03/03/2020 với tổng số heo buộc tiêu hủy là 49.043 con, trọng lượng trên 2.039.763 kg tại 3.812 hộ, 712 khu phố và 129 xã, phường, thị trấn thuộc 15 huyện, thành phố. Ngoài thiệt hại do ASF trên đàn heo, ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, dịch cúm covid-19 đã tác động trên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi heo trong tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay không có các doanh nghiệp chăn nuôi của nước ngoài, chỉ có 26 trại của Công ty C.P Việt Nam khoảng 30.000 con, tập trung tại các huyện Gò Quao, Giổng Riềng, Châu Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp.
Năm 2019, tổng đàn trâu trên địa bàn tỉnh có 5.010 con, giảm 0,06% và đàn bò 12.406 con, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2017. Do nhu cầu sức kéo được thay thế bằng máy móc nên đa số không quan tâm đầu tư. Năm 2019, đàn trâu và đàn bò ổn định so với năm 2018 và có chiều hướng tiếp tục tăng đàn do có sự hỗ trợ, đầu tư từ các chương trình dự án: Vingroup, Heifer. Tổng đàn chủ yếu tập trung nhiều tại các huyện như Giang Thành, Phú Quốc, Giồng Riềng và Kiên Lương. Hiện tại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún.
Đàn gia cầm hiện nay có khoảng 5 triệu con, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2019 do tình hình dịch cúm còn xảy nhỏ lẻ, giá thịt gia cầm không ổn định, nhiều thời điểm trong năm 2019 do ảnh hưởng của dịch covid-19 giá thành sản xuất cao hơn giá gà thuowngn phẩm trên thị trường, người nuôi gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ, chăn nuôi không phát triển mạnh về tổng đàn. Hình thức chăn nuôi gia cầm, ngoài chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình và nuôi vịt chạy đồng hoặc cầm bến; có một số hộ nuôi gà công nghiệp gia công cho các công ty tư nhân dưới hình thức trang trại.
Về tình hình tái đàn, theo UBND tỉnh đã công bố hết dịch từ ngày 22/4/2020 và chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn theo nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.
Để đảm bảo việc tái đàn heo thận trọng, hiệu quả và giảm nguy cơ tái phát dịch, cùng với đó phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản để phục vụ tăng trưởng chung của ngành, cũng như bù đắp lượng thịt heo bị thiếu, UBND tỉnh đã yêu cầu các Sở, ngành và chính quyền thực hiện một số nội dung như: Các huyện, thành phố chi hỗ trợ cho người dân thiệt hại có heo bị tiêu hủy; triển khai việc nuôi heo tái đàn theo quy định; tổ chức hướng dẫn chủ cơ ở nuôi heo áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp tổng cách ky, vệ sinh, sát trùng; hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, các trang trại, gia trại có điều kiện đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học được tái đàn và phát triển đàn heo của địa phương…
Vì vậy, một số kết quả đạt được đó là đã tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn heo với 33.236 liều LMLM, 33.340 liều tai xanh, 73 500 liều dịch tả; vệ sinh siêu độc khử trùng 120.022m2; phối hợp các lực lượng liên quan trên tuyến biên giới tổ chức phòng, chống nhập lậu heo 5 vụ, tiêu hủy 190 con…
Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh đã duy trì chăn nuôi trang trại theo quy trình khép kín, đảm bảo an toàn sinh học đối với các trang trại chăn nuôi gia công heo cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P chi nhánh Kiên Giang được thực hiện khá tốt. Theo đề nghị và xem xét các điều kiện An toàn sinh học của từng cơ sở, tỉnh đã chấp nhận chủ trương cho phép công ty nuôi, tái đàn thí điểm trong mùa dịch tại 14 cơ sở (kết quả có 3/14, tỷ lệ 21,4% cơ sở bị nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi), nên tỷ lệ nuôi thành công, đạt tiêu chí kinh tế cao, đã góp phần bổ sung đáng kể nguồn cung thịt heo cho tỉnh.
Tuy nhiên, trước tìn hình do dịch Covid-19 nguy cơ ASF tái phát luôn cao, thiếu nguồn giống, hạn hán xâm nhập mặn đã ảnh hưởng tới tái đàn, việc tăng đàn của các trang trại cũng tương đối thận trọng../.
Tâm An
- trang trại chăn nuôi li>
- heo li>
- Kiên Giang li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Em cần bán heo và tìm người mua heo uy tín, giao dịch nhanh gọn lẹ, số lượng mỗi lần bán là 15 đến 40 con heo. Nhà có sông và đường lộ tới nơi. Khu vực Gò Quao, Kiên Giang. Ai mua thì liên hệ em nha, Nhật: 0941888003, 0364209226. Uy tín hợp tác lâu dài ạ. Em nuôi gia đình ai cần mua heo liên hệ em ạ!
Cần tìm đối tác đầu ra uy tín hợp đồng dài hạn.
Mô hình nuôi lợn thịt.
Quy mô đầu ra hàng tháng 15 đến 20 con hoặc theo thỏa thuận hợp tác.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ.
Tel, Line, zalo. 0971009807
Mail. [email protected]
Em đang muốn liên danh với các công ty nuôi heo gia công
Bạn nào cần nuôi heo gia công thì liên hệ với mình, tư vấn đấu tư, thi công tiết kiệm nhất, tư vấn chọn đối tác phù hợp nhất, liên hệ Vũ: 09112.13579
Cám ơn