Báo cáo công bố ngày 22/9 của tổ chức phi chính phủ về môi trường Greenpeace (có trụ sở ở Amsterdam, Hà Lan) cho biết lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động chăn nuôi tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chiếm tới 17% tổng lượng phát thải loại khí này tại EU, cao hơn cả lượng khí thải từ ôtô ở châu Âu.
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn báo cáo của Greenpeace cho biết, trong giai đoạn 2007-2018, lượng khí thải CO2 từ hoạt động chăn nuôi tại châu Âu đã tăng thêm 39 triệu tấn (tương đương 6%). Greenpeace so sánh, điều này tương đương với việc tăng thêm 8,4 triệu chiếc ôtô lưu hành trên đường phố châu Âu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Food Navigator)
Cũng theo Greenpeace, các loại gia súc, gia cầm nuôi tại châu Âu mỗi năm phát thải lượng khí thải lên tới 502 triệu tấn CO2. Nếu tính cả các hoạt động gián tiếp phát thải liên quan tới chăn nuôi như chế biến thực phẩm, hoạt động trồng trọt, phá rừng…, thì tổng lượng khí thải từ hoạt động chăn nuôi sẽ là 704 triệu tấn CO2 mỗi năm.
EU hiện đang xây dựng một dự luật mới về khí hậu, cập nhật các mục tiêu khí hậu và xác định chính sách nông nghiệp trong 7 năm tới. Greenpeace hy vọng châu Âu sẽ đặt mục tiêu giảm số đàn gia súc, gia cầm và ngừng trợ cấp cho ngành chăn nuôi công nghiệp. Theo tổ chức này, việc giảm 50% hoạt động chăn nuôi sẽ cho phép cắt giảm 250 triệu tấn CO2 mỗi năm.
Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp của Greenpeace, ông Marco Contiero nhấn mạnh: “Các lãnh đạo châu Âu từ lâu không quan tâm tới tác động của hoạt động chăn nuôi đối với khí hậu. Về mặt khoa học, tác động này đã quá rõ ràng, các số liệu cũng nói lên tất cả. Chúng ta không thể ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất từ biến đổi khí hậu nếu các chính sách của châu Âu vẫn tiếp tục bảo vệ hoạt động sản xuất công nghiệp đối với các sản phẩm thịt và sữa”./.
Đức Hùng
TTXVN/Vietnam+
- lượng khí thải chăn nuôi li>
- khí thải từ chăn nuôi li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất