Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng mạnh trên 55% so với 5 tháng đầu năm 2020, đạt 418,33 triệu USD; trong đó, riêng tháng 5/2021 đạt 117,09 triệu USD, tăng 16,7% so với tháng liền kề trước đó và tăng mạnh 95,4% so với cùng tháng năm 2020.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, tháng 5/2021 xuất khẩu sang thị trường này tăng 23,6% so với tháng 4/2021 và tăng mạnh 275% so với tháng 5/2020; tính chung cả 5 tháng đầu năm kim ngạch đạt 151,68 triệu USD, tăng mạnh 156,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 36,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Đông Nam Á; trong tháng 5/2021 xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sang thị trường này tăng 15,9% so với tháng 4/2021 và tăng 38,7% so với tháng 5/2020, đạt 25,65 triệu USD; cộng chung cả 5 tháng đầu năm kim ngạch đạt 115,64 triệu USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 27,6% trong tổng kim ngạch.
Trong khối các nước Đông Nam Á thì Campuchia chiếm thị phần lớn nhất 52,5%, đạt 60,66 triệu USD, tăng 38,6%; Malaysia chiếm 21,1%, đạt 24,44 triệu USD, giảm 18,9%; Philippines chiếm 9,7%, đạt 11,18 triệu USD, tăng 27,2%; Indonesia chiếm 7,2%, đạt 8,37 triệu USD, tăng 132,4%; Thái Lan chiếm 8,6%, đạt 9,9 triệu USD, tăng 42,9%.
Đứng sau khối Đông Nam Á là thị trường Mỹ chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 44,67 triệu USD, tăng 24,6% với cùng kỳ năm 2020; trong đó riêng tháng 5/2021 đạt 10,91 triệu USD tăng 8,2% so với tháng 4/2021 và tăng 16,8% so với tháng 5/2020.
Xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ mặc dù tháng 5/2021 giảm 6,7% so với tháng 4/2021, nhưng cộng chung cả 5 tháng thì vẫn tăng cao 27,4%, đạt 41,4 triệu USD, chiếm 9,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 5 tháng đầu năm 2021
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/6/2021 của TCHQ)
ĐVT: USD
Nguồn: Trung tâm TTCN&TM
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất